Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bừng thức Mo Ray

Bài và ảnh: Song Nguyên

Thứ năm, 28/10/2021 - 22:41

(Thanh tra) - Theo lược sử, đã có lúc xã Mo Ray (Sa Thầy, Kon Tum) có tới 12 làng quần cư sinh sống dưới chân dẫy Chư Mo Ray. Do cuộc sống lạc hậu và phụ thuộc vào rừng nên khi rừng bị tàn phá, cạn kiệt, người ở Mo Ray “tụt xuống” chỉ còn khoảng trên 100 người. Tuy nhiên, bằng sự chú ý của các cấp, ngành, trong đó có sự giúp đỡ của bộ đội mà sự cô quạnh ấy đã không còn. Mo Ray đã bừng thức!

Rất khó ai hình dung, giữa rừng già Mo Ray lại có một trường học hiện đại như thế này được dựng lên

Cách trung tâm huyện Sa Thầy của tỉnh Kon Tum, con đường dài khoảng 40km nối huyện với Mo Ray trước đây là cả sự thách đố với những người bạo gan. Nhưng nay, bằng sự đầu tư, đường vào đã phẳng phiu hơn nhiều. Chỉ sau độ hơn 2 giờ đồng hồ, theo khe, bám núi núi, Mo Ray cũng đã “vỡ òa” trước mắt chúng tôi bởi những dấu hiệu của sự trù phú và ổn định ban đầu. Cuộc sống của một bộ phận người dân có tên Rơ Mâm (Rơ Măm), một thời được coi là lẩn khuất và phụ thuộc vào rừng nay đã hồi sinh và đã có những khởi sắc từng ngày.

Theo các chiến sĩ quân đội - những người ngày đầu vào tiếp cận với người Rơ Mâm dưới chân núi Chư Mom Ray thì: Người Rơ Mâm ở Mo Ray còn tiềm ẩn những giá trị về văn hóa, tập quán hết sức kì thú mà trong đó “ấn tượng” nhất là những tập tục lạc hậu của một cuộc sống nghèo đói. Theo dòng tâm sự của những người trước đây lên với Mo Ray, gặp người Rơ Mâm họ đều có những ám ảnh cho riêng mình. Đó là một cuộc sống ăn bốc, phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên và lầm lụi với những cánh rừng nơi đại ngàn.

Già làng A Rói rất tự hào về sự đổi thay của buôn làng mình.

Rơ Mâm là một dân tộc duy nhất sống ở khu vực sát biên giới 3 nước Việt - Lào - Campuchia. Người Rơ Mâm nói tiếng theo hệ ngôn ngữ Môn - Khmer và được coi là một trong những dân tộc lạc hậu nhất. Đầu thế kỉ 20, theo lược sử, người Rơ Mâm sinh sống quần cư theo kiểu 12 làng. Nhưng do cuộc sống lạc hậu và phụ thuộc vào rừng quá nên khi rừng bị tàn phá, cạn kiệt thì người Rơ Mâm cũng như vậy mà dần ít đi. Có những lúc tộc người này “tụt xuống” chỉ còn khoảng trên 100 người và họ lấy làng Le ở Mo Ray làm nơi sinh sống duy nhất cho mình.

Trước đây, khi chưa có sự hiện diện của bộ đội, biên phòng thì đồng bào Rơ Mâm sinh sống với nhiều thói quen rất lạ kỳ. Họ có theo nhau tập hợp thành làng, thành bản và có dựng nhà nhưng rất ít khi chọn bản, chọn làng mình làm nơi sinh sống. Vì rừng là nơi mưu sinh nên họ cứ mải miết đi về rừng. Họ chỉ về bản khi ốm đau, có người sinh nở hoặc vào ngày lễ hội. Còn không cứ vào rừng miết. Ngày đào bới, săn bắt được con gì là họ chụm củi nấu nướng. Tối lại vài cành lá dựng lên sơ sài, đốt đống lửa đốt lên rồi qua đêm. Cuộc sống cứ như vậy: Đói, sinh sống không vệ sinh nên họ cứ bị thui chột dần…

Người dân Mo Ray vui vẻ với cuộc sống mới của mình

Tại xã Mo Ray, người Rơ Mâm ở đây lấy dãy Chư Mom Ray làm nơi sinh sống và định hướng trong sự đi về của mình. Cuộc sống của họ lầm lụi, khốn khó cho tới khi có mặt của các chiến sỹ bộ đội. Với nhiệm vụ được giao, hàng trăm chiến sỹ biên phòng và quân đội đã không hề ngại khó lên đây bám sát với dân.

Đầu tiên là hoang hóa đất. Vì Mo Ray là nơi thích hợp với cao su nên cây này nhanh chóng được đưa về. Cao su phủ xanh đất trống, công việc tiếp theo là gọi dân về làng để sống. Công cuộc này gian khó vô cùng vì người quen phụ thuộc vào rừng nên để đưa họ về, làm quen với việc sống gắn bó mỗi ngày ngay tại ngôi nhà mình cũng không phải chuyện dễ. Rồi tiếp tục dạy dân cách làm lúa nước, cách làm rẫy, trồng các loại cây củ có năng suất cao.

Hiện tại, ngoài diện tích cao su đã trồng thì bằng việc tiếp nhận kiến thức, các hộ dân ở đây đã tự trồng được trên 100 ha cao su. Hàng năm, nhiều thanh niên nam nữ người Rơ Mâm đã trở thành công nhân với mức thu nhập khoảng 5 - 6 triệu đồng/tháng. Từ cuộc sống lệ thuộc, bỏ làng, bỏ bản vào rừng để tìm kiếm cái ăn đã trở thành thói quen thì nay người Rơ Mâm đã biết định cư. Rồi họ trở thành công nhân, sống hòa đồng và bắt đầu biết cầm những đồng tiền để trao đổi, mua bán xóa đi cuộc sống tự cung, tự cấp là một điều trước đây rất khó hình dung.

Những đứa trẻ của những người cha, người mẹ dân tộc một thời chui lủi đã có một môi trường hiện đại để phát triển

Từ một dân tộc ít ỏi, chỉ biết nói tiếng của dân tộc mình thì nay học sinh người Rơ Mâm cũng đã nói được tiếng phổ thông và được cắp sách đến trường. Những ngôi trường bán trú kiểu mẫu, hiện đại tương đương các khu vực thị trấn đã được dựng lên.

Cô giáo Y Khuyên, người dân tộc thiểu số, tốt nghiệp cao đẳng sư phạm về đây công tác cho biết: Hiện trường đang là nơi sinh hoạt và học tập cho gần 200 em, từ lớp 1 đến lớp 5.

Giữa chốn rừng già này, khó có ai hình dung nổi phần lớn các em học sinh ở đây đều nhập lớp từ thứ 2 và thứ 6 mới trở về với gia đình. Ăn, học, sinh hoạt ngay tại trường, giữa những rừng cao su ngút ngàn, các em được học chữ, học kiến thức và còn được học thêm cả vi tính. Một phòng vi tính với mấy chục máy được nối mạng đã trở thành chiếc cổng rộng mở để đưa các em vượt qua và mở rộng tầm nhìn khỏi chốn rừng già, khỏi những tập tục bấy lâu nay đã bủa vây người dân nơi đây.

Khi được hỏi về chuyện mình, dân mình, già làng A Rói đã không thể nén được niềm vui. Già A Rói bảo: "Mình cám ơn sự quan tâm của các cấp ngành. Không có sự quan tâm thì không biết người Rơ Mâm mình sẽ có một số phận ra sao. Giờ, ngoài 20 ha lúa nước, 120 ha mì (sắn) đã đem lại cho người dân mình một khoản lương thực tạm ổn. Nhờ cây cao su mà 100% các hộ gia đình trong làng mình đã mua được ti vi và nhiều gia đình đã xây được nhà rồi đấy".

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”

Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”

(Thanh tra) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là khẳng định của GS. Yann LeCun, Đại học New York, Giám đốc Khoa học Trí tuệ nhân tạo tại Meta (Hoa Kỳ), một trong những người tiên phong đặt nền phóng cho sự phát triển của AI.

08:00 23/11/2024
Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.

Bùi Bình

22:58 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm