Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trọng Tài
Thứ tư, 15/04/2020 - 08:00
(Thanh tra) - Những tháng đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế và đời sống của người dân Quảng Ninh. Trước thực tế này, song song với nhiệm vụ phòng, chống dịch, tỉnh Quảng Ninh đang dốc sức tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh nhằm giảm thiểu tác động của dịch bệnh đến phát triển kinh tế - xã hội.
Song song với nhiệm vụ phòng, chống dịch, tỉnh Quảng Ninh đang dốc sức thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Trọng Tài
Chủ động ứng phó với dịch bệnh
Ngay từ khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc, tỉnh Quảng Ninh đã chủ động nhận diện, chuẩn bị kịch bản ứng phó kịp thời. Hiện nay, địa phương đã hoàn thiện các phương án, kịch bản phòng, chống dịch bệnh giai đoạn 3, bao gồm cả trường hợp giả định xảy ra tình huống xấu nhất; khẩn trương chuẩn bị tốt nhất lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất, sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống.
Cùng với đó, vận động toàn dân tham gia phòng, chống dịch và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cách ly. Phát huy cao nhất vai trò nòng cốt của lực lượng công an, quân sự, y tế... xây dựng mô hình tổ dân, khu phố, cộng đồng tự quản, tự phòng, chống dịch bệnh Covid-19; thực hiện kiểm soát chặt chẽ, toàn diện các nguồn lây nhiễm có thể xâm nhập vào tỉnh; đảm bảo thực hiện tốt phương châm “3 trước” và “4 tại chỗ”, không chủ quan, lơ là, thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo phòng, chống dịch.
Song song với công tác phòng, chống dịch, Quảng Ninh cũng đang tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội. Trong đó, tiếp tục tập trung nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, trọng tâm là đầu tư công, đất đai, tài nguyên, khoáng sản gắn với trách nhiệm người đứng đầu.
Đồng thời, quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, giải phóng mặt bằng, đất đai, tiếp cận vốn, tín dụng, thuế... Ngoài ra, chủ động rà soát, tháo gỡ nhanh, dứt điểm các vướng mắc và cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp.
Chỉ đạo các cơ quan thuế, hải quan, biên phòng... rút ngắn hơn nữa thời gian thông quan, giảm chi phí không chính thức, đấu tranh phòng, chống các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng vặt để thúc đẩy xuất nhập khẩu. Chỉ đạo quyết liệt các giải pháp phục hồi và phát triển ngành du lich, dịch vụ, nhất là du lịch nội địa. Thúc đẩy các dự án sản xuất của doanh nghiệp trong các khu kinh tế, khu công nghiệp; thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, logistics về tỉnh... đầu tư các dự án ngoài ngân sách của những nhà đầu tư chiến lược, như: TKV, FLC, Vingroup, SunGroup, Thành Công, TH, CEO, Texhong, Amata, Foxconn...
Đối với các dự án, công trình trọng điểm, tỉnh cũng quyết tâm bảo đảm đúng tiến độ khởi công, hoàn thành; tỷ lệ, chất lượng giải ngân; khối lượng và chất lượng công trình; nhất là đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, giải quyết nhanh chóng, dứt điểm thủ tục hành chính tại các dự án lớn, chiến lược trên địa bàn các TP: Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái, huyện Vân Đồn, Hải Hà, thị xã Quảng Yên... để tạo động lực tăng trưởng, thúc đẩy kinh tế phát triển ổn định.
Sẵn sàng bứt phá sau "bão" Covid-19
Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Mạnh Tuấn cho biết: Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 và yêu cầu đặt ra phải giữ được đà phát triển của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, đơn vị đã thường xuyên phối hợp cùng các sở, ngành, địa phương liên quan hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các chủ đầu tư, doanh nghiệp, nhất là những vấn đề liên quan đến công tác phòng, chống dịch; tìm kiếm lao động; xuất, nhập khẩu nguyên liệu, hàng hóa. Đến nay, 100% các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đều đã hoạt động ổn định, với số lao động Việt Nam quay trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết khoảng 25.300 người (đạt 100%).
Để tiếp tục đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tăng cường sản xuất, kinh doanh, trong quý I, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã triển khai giải ngân 50.000 tỷ đồng. Đồng thời, cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn giảm lãi suất vay cho 96 khách hàng với tổng dư nợ trên 1.700 tỷ đồng. Với những nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, đến hết quý I/2020, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của các doanh nghiệp ước đạt trên 700 triệu USD.
Tại cuộc họp về kịch bản tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2020 mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Thắng khẳng định: Kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2020 phụ thuộc rất lớn vào việc dự báo, nhận định thời điểm nào, trên phạm vi nào thì dịch bệnh Covid-19 kết thúc. Từ đó, mới xác định được việc xây dựng các phương án phát triển các ngành, lĩnh vực để đảm bảo các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế.
Đồng thời nhấn mạnh, cùng với những khó khăn, thách thức, trong tăng trưởng kinh tế năm 2020, Quảng Ninh vẫn có những điểm sáng, đặc biệt là trong phát triển công nghiệp, xây dựng, hoạt động sản xuất của ngành Than tiếp tục đóng vai trò trọng yếu, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế năm nay.
Vì vậy, thời gian tới, bên cạnh công tác phòng, chống, kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19; các ngành, địa phương cần tiếp tăng cường tháo gỡ kịp thời các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp, nhất là ngành Than và doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực xuất nhập khẩu... Đặc biệt, có giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa; tiếp tục giải quyết vấn đề tiêu thụ nông sản địa phương, xây dựng điều chỉnh kịch bản tăng trưởng phù hợp nhất để sẵn sàng bứt phá sau dịch Covid-19.
Bài 4: Gỡ khó cho doanh nghiệp trong “cơn bão” Covid-19
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 23/11, tại thị xã Cửa Lò, Uỷ ban Dân tộc Chính phủ phối hợp tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo, toạ đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg của Chính phủ về đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, giai đoạn 2025 – 2030”.
Lợi Châu
19:47 23/11/2024(Thanh tra) - Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn 1 từ 2021 - 2025, thời gian qua Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Nghệ An đã chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp, nhất là đối với người dân ở các huyện miền núi, biên giới, có đồng bào DTTS sinh sống.
Đức Anh
19:47 23/11/2024Bùi Bình
22:58 22/11/2024Văn Thanh
22:01 22/11/2024Nam Dũng
21:38 22/11/2024Bùi Bình
Trung Hà
Bùi Bình
Lợi Châu
Đức Anh
Văn Thanh
Hương Giang
Hương Giang
Hương Giang
Minh Thắng
Văn Thanh