Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ba nguyên tắc để tránh mua thịt lợn có chứa chất cấm Sablutamol

Thứ ba, 08/12/2015 - 15:49

Thời gian gần đây, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng với Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) liên tục phát hiện ra nhiều đơn vị kinh doanh thức ăn chăn nuôi sử dụng chất cấm Sablutamol (có khả năng gây ung thư cao cho người sử dụng).

Nhân viên thú y kiểm tra hộ kinh doanh thịt lợn tại chợ. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Trước tình hình đó, phóng viên VietnamPlus đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) xung quanh vấn đề này.

Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi ở thời điểm này?

Ông Phạm Tiến Dũng: Qua kiểm tra chúng tôi đã phát hiện một số công ty có đưa chất cấm Sablutamol vào thức ăn chăn nuôi và vẫn đưa phẩm màu công nghiệp làm thức ăn cho vật nuôi.

Thủ đoạn mới của các công ty này là đưa qua khâu trung gian để người chăn nuôi sử dụng trực tiếp, bằng cách đưa riêng gói bột chứa chất cấm chứ không trộn vào cám hay thức ăn chăn nuôi như trước để tránh lực lượng chức năng phát hiện được.

- Thời gian qua, có bao nhiêu trường hợp vi phạm và các lực lượng chức năng đã áp dụng những biện pháp gì để xử lý các đơn vị vi phạm?

Ông Phạm Tiến Dũng: Thanh tra Bộ và C49 liên tục tiến hành thu thập thông tin, thu thập các đối tượng nghi vấn và lấy các mẫu trinh sát để phân tích, phát hiện hành vi vi phạm. Hiện tại đã tiến hành lấy được 89 mẫu phân tích là thức ăn chăn nuôi của các công ty nghi vấn. 

Kết quả phân tích cho thấy có 23 mẫu là dương tính với chất cấm Salbutamol trong đó có 16 mẫu là vượt ngưỡng (có hành vi vi phạm về sử dụng chất cấm). Thanh tra Bộ đang tiến hành xác lập hồ sơ để xử lý và yêu cầu bên C49 gọi hỏi đối tượng, tiến hành điều tra nơi cung cấp.

Đoàn thanh tra đã tiến hành thanh tra được 13 cơ sở có dấu hiệu sử dụng chất cấm tại các tỉnh: Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội.

Ban đầu đã xác định được 2 Công ty có sử dụng Salbutamol và còn sử dụng chất tạo màu công nghiệp (Auramine) là Công ty Trường Phú và Công ty Thịnh Đức. Toàn bộ sản phẩm hàng hóa vi phạm đã được Thanh tra Bộ niêm phong và đang tiến hành xử lý theo đúng quy định pháp luật (Cơ quan Công an mở rộng điều tra để làm rõ hành vi vi phạm và mức độ vi phạm). Từ đầu năm tới nay, Thanh tra Bộ cũng đã xử phạt hành chính khoảng 1,720 tỷ đồng.

- Vâng thưa ông, như vậy là tình trạng sử dụng chất cấm trong thức ăn chăn nuôi hiện vẫn tồn tại, vậy ông đánh giá như thế nào về mức độ nguy hiểm của các chất cấm này và Bộ có biện pháp gì để ngăn chặn việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi?

Ông Phạm Tiến Dũng: Đã dùng từ chất cấm, có nghĩa là cấm không được sử dụng vì nó cực độc. Tuy nhiên, nếu các đơn vị sản xuất, kinh doanh hoặc các hộ chăn nuôi cố tình sử dụng thì đó là hành vi phạm tội, đáng lên án vì đó là tội ác.

Ông Phạm Tiến Dũng khẳng định hành vi sử dụng chất cấm trong thức ăn chăn nuôi là tội ác. (Ảnh: Thanh Tâm/Vietnam+)

Nếu người chăn nuôi thiếu cảnh giác hoặc cố tình sử dụng sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng. Do vậy, các cơ quan chức năng cần phải đẩy mạnh thanh, kiểm tra để phát hiện xử lý nghiêm và tăng cường tuyên truyền đến các đối tượng có nguy cơ đồng thời biểu dương kịp thời những cá nhân nói không với chất cấm và cung cấp tin kịp thời cho cơ quan chức năng để xử lý kịp thời.

Cơ quan quản lý địa phương (từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã) phải nhanh chóng thống kê các tổ chức, cá nhân để phổ biến quy định của Nhà nước về chất cấm, buộc ký cam kết không sản xuất, kinh doanh và sử dụng thức ăn chăn nuôi có chất cấm.

Thanh tra Bộ hiện đang khai thác rất có hiệu quả và triệt để Chuyên mục thongtinvipham@mard.gov.vn để trao đổi, hướng dẫn và tiếp nhận thông tin phản hồi của các tổ chức, cá nhân về các hành vi vi phạm. 

Hiện tại, bình quân mỗi ngày Thanh tra Bộ nhận được khoảng 20 thông tin phản ánh về các hành vi vi phạm trên cả nước, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Rất nhiều trong số đó đã cung cấp được những thông tin hết sức quan trọng và có giá trị trong đấu tranh, phòng ngừa vi phạm.

Điển hình là ngày 26/11/2015, nhận được thông tin phản ánh về việc một số trang trại chăn nuôi tập trung tại huyện Hoài Đức, Quốc Oai, Hà Nội có hiện tượng một công ty thức ăn chăn nuôi bán sản phẩm có kèm theo túi bột mầu trắng. Ngày 2/12/2015, Thanh tra Bộ đã tiến hành  thanh tra đột xuất và lấy mẫu để phân tích tại trang trại của ông Nguyễn Quyền Anh, địa chỉ: Xóm 12B, xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội. Kết quả kiểm định cho thấy: chất bột mầu trắng có chứa Salbutamol là 4.845 ppb, hàm lượng vượt mức cho phép gần 100 lần.

- Vâng thưa ông, hiện tại các lực lượng chức năng mới chỉ kiểm tra và xử phạt các đơn vị sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi, vậy số lợn đã ăn phải thức ăn chăn nuôi chứa chất cấm phải xử lý ra sao?

Ông Phạm Tiến Dũng: Hiện nay chúng tôi vẫn đang tiến hành song song công tác thanh kiểm tra và công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân để ngăn chặn việc dùng chất cấm trong thức ăn chăn nuôi.

Công tác thanh kiểm tra mới chỉ xử lý được phần ngọn nên chưa ngăn chặn được một cách triệt để, điều quan trọng là bắt nguồn từ phần gốc, phải điều tra cho ra điểm cung cấp, sản xuất chất cấm và nâng cao ý thức của người chăn nuôi, người kinh doanh phải tự “tẩy chay” nói không với chất cấm. Bởi vì các chất cấm như Sablutamol là những chất không dễ phân hủy, không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, nên dư lượng tồn đọng lớn có khả năng gây ung thư cao cho người sử dụng. Do đó nếu phát hiện lợn chứa chất cấm này thì các địa phương bắt buộc phải tiến hành tiêu hủy.

- Thịt lợn chứa chất cấm này rất nguy hiểm cho người sử dụng, vậy bản thân ông có sợ không khi ra chợ mua thịt và theo kinh nghiệm kiểm tra, ông có khuyến cáo gì cho người tiêu dùng để lựa chọn thịt lợn một cách an toàn, tránh sử dụng phải sản phẩm chứa chất cấm như hiện nay?

Ông Phạm Tiến Dũng: Tôi có sợ chứ, việc ăn phải thịt chứa những chất cấm là rất nguy hiểm cho không chỉ cá nhân tôi mà cho cả cộng đồng xã hội. Thịt lợn là thực phẩm phổ biến trong bữa ăn của người Việt Nam, do vậy số lượng thịt cung cấp cho thị trường hàng ngày là rất lớn và chủ yếu là việc chăn nuôi nhỏ lẻ nên khó trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm đó cũng là một trong những khó khăn cho lực lượng kiểm tra chúng tôi.

Điều quan trọng là phải truy xuất được nguồn gốc của con lợn đó để đảm bảo an toàn, do đó người tiêu dùng nên mua thịt các điểm bán sản phẩm có uy tín, các cửa hàng thực phẩm sạch. Thứ hai là xem một số đặc điểm theo cảm quan, nếu như có dấu hiệu bất thường thì không nên dùng. Ví dụ như thịt không tươi, có màu đỏ không bình thường, hai là thịt có lớp mỡ cực mỏng bởi vì các chất này đã làm tiêu các chất mỡ và chỉ tập trung cho phát triển thịt nạc, thứ ba là giữa lớp da và thịt nạc có dịch màu vàng chảy ra thì những sản phẩm đó không nên dùng.

Xin trân trọng cảm ơn ông./.

Theo THANH TÂM (VIETNAM+)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm