Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nơi thờ tự cũng bị tranh phần

Thứ hai, 13/02/2012 - 10:08

(Thanh tra) - Trong quá trình khai khẩn vùng đất nay là khu phố 5, phường Linh Trung, quận Thủ Đức từ hơn 80 năm về trước, hơn 30 tiền nhân bỏ tiền ra mua đất xây dựng nơi thờ tự cho cộng đồng, theo thỏa thuận tài sản chung hợp nhất, có tên là Miếu Bà Chúa Xứ Vườn Lan. Trong hai cuộc kháng chiến, Khu thổ miếu còn là căn cứ hoạt động cách mạng.

Lợi dụng là con cháu của người đại diện đứng tên đất thổ miếu, sau này có vài người đã làm đơn “xin sở hữu riêng tư một phần thổ miếu”. Vụ tranh chấp kéo dài gần 20 năm  vẫn chưa có hồi kết…

Lợi dụng là con cháu ông Nguyễn Văn Chấn, người đại diện đứng tên đất thổ miếu, từ năm 1991, các bà Lương Huỳnh Hoa, Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Thị Mơ (cháu của ông Chấn) có đơn xin lại một phần đất miếu.

Ngày 27/7/2000, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Vũ Hùng Việt có Quyết định 4948/QĐ-UB-TD sửa đổi, bổ sung Quyết định 7838/QĐ-UB-NC ngày 21/11/1995 của UBND TP. Hồ Chí Minh. Theo đó xác định phần đất trên có nguồn gốc cho thuê trước giải phóng nên thuộc diện Nhà nước trực tiếp quản lý theo Quyết định 111/CP ngày 14/4/1977 của Hội đồng Chính phủ. Nhưng lại “chấp thuận cho gia tộc bà Mơ, bà Dung và bà Hoa được hưởng tiền bồi thường giá trị 1/2 phần đất diện tích 16.320m2 (đã trừ lộ giới) trong đó có miếu thờ của gia tộc; phần đất còn lại UBND quận Thủ Đức quản lý và điều phối sử dụng theo quy định của Luật Đất đai”.

Ngày 10/8/2001, UBND TP. Hồ Chí Minh có Quyết định 4962/QĐ-UB sửa đổi nội dung Quyết định 4948, “chấp nhận cho gia tộc bà Mơ được sử dụng 1/2 diện tích đất trên, trong đó có miếu thờ gia tộc”. Ngày 19/02/2003, UBND TP. Hồ Chí Minh có Quyết định 718/QĐ-UB sửa đổi Điều 1 Quyết định số 4962, tiếp tục chấp nhận cho gia tộc bà Mơ được sử dụng 1/2 diện tích đất.

Việc UBND TP. Hồ Chí Minh chấp nhận cho gia tộc bà Mơ một nửa diện tích đất miếu đã gặp sự phản ứng của nhiều người dân ở đây. Vì vậy, việc triển khai thực hiện Quyết định trên đã gặp sự phản đối quyết liệt của con cháu 30 vị tiền nhân đã góp tiền mua đất lập miếu.

Ngày 15/10/2010, UBND TP. Hồ Chí Minh có Quyết định số 4752 sửa đổi Quyết định 718, chấp nhận giao 1.000m2 đất cho gia tộc bà Mơ.

Trên thực tiễn, Nhà nước khi thực hiện chính sách cải tạo nhà đất cho thuê ở các đô thị của các tỉnh thành phía Nam đều thực hiện đúng như quy định tại khoản 1, mục III, Quyết định 111/CP ngày 14/4/1977 của Hội đồng Chính phủ: “Nhà nước bảo hộ mọi nhà thờ, chùa chiền, miếu mạc, thánh thất được thực sự và thuần túy dùng vào việc thờ cúng hành đạo”.

Bên cạnh đó, Điều 234 Bộ Luật Dân sự: “Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, làng, bản, cộng đồng tôn giáo và các cộng động dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán…, tài sản chung của cộng đồng là tài chung hợp nhất không phân chia”. 

Cần nhắc lại, từ ngày 21/11/1995, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh lúc bấy giờ là ông Trương Tấn Sang đã có Quyết định 7838/QĐ-UB-NC, giải quyết KN bác đơn của bà Mơ, bà Hoa, bà Dung xin lại một phần đất thổ miếu; giao phần đất này cho UBND huyện Thủ Đức quản lý, khi có kế hoạch sử dụng đất phần đất này phải có sự phê duyệt của UBND TP. Hồ Chí Minh. Đây là quyết định giải quyết KN cuối cùng. UBND huyện Thủ Đức vẫn giữ nguyên hiện trạng ngôi miếu.  Việc thờ cúng vẫn tổ chức bình thường.

Do vậy, cộng đồng các hộ dân đang có quan hệ thờ cúng tại khu miếu đã có đơn khiếu tố gửi đến Thành uỷ, HĐND, UBND, UB Mặt trận Tổ quốc TP. Hồ Chí Minh, đề nghị giữ nguyên các quyết định đúng pháp luật, đồng thời phản đối quyết định lấy Miếu thờ, đất thổ Miếu của cộng đồng giao cho cá nhân. Đồng thời xin xác lập quyền sở hữu chung hợp nhất trong việc thờ phụng vì lợi ích chung của cộng đồng.

Được biết, đơn khiếu tố này đã được văn phòng UBND TP. Hồ Chí Minh chuyển đến Thanh tra thành phố thụ lý để có hướng tham mưu cho Lãnh đạo thành phố có quyết định cuối cùng về vụ việc này. Và Thanh tra thành phố cũng đã có buổi tiếp xúc, để lắng nghe thỉnh nguyện của cộng đồng với nguyện vọng giữ nguyên Quyết định 7838/QĐ-UB-NC tháng 11/1995 của Chủ tịch Trương Tấn Sang, vì quyết định này là đúng pháp luật, đúng đạo lý, và tôn trọng quyền lợi hợp pháp của cộng đồng trong việc thờ cúng.

Thế nhưng, chưa rõ vì sao từ sau ngày 31/8/2011 đến nay, Thanh tra thành phố chưa có văn bản tham mưu để UBND TP. Hồ Chí Minh có quyết định cuối cùng về thỉnh nguyện của cộng đồng. Để cộng đồng được yên lòng gìn giữ, thờ cúng miếu, và cũng là để giữ gìn một “địa chỉ đỏ” của cách mạng trong hai cuộc kháng chiến.


Nhã Trân

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Khởi tố nhóm đối tượng “trục lợi” bảo hiểm

Thanh Hóa: Khởi tố nhóm đối tượng “trục lợi” bảo hiểm

(Thanh tra) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 16 đối tượng về các tội “Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm”; “Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”…

16:42 14/12/2024
Ninh Bình: Ra quân tấn công, trấn áp tội phạm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Ninh Bình: Ra quân tấn công, trấn áp tội phạm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(Thanh tra) - Sáng 14/12, tại thành phố Ninh Bình, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh (Ban Chỉ đạo 138 tỉnh) tổ chức Lễ ra quân tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Trung Hà

16:29 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm