Ảnh minh họaMột số luật sư tham dự phiên tòa còn đề xuất trả hồ sơ riêng phần bị cáo Trần Xuân Giá, chứ không phải tạm đình chỉ vụ án đối với ông này. Các luật sư kiến nghị tiếp tục triệu tập ông Trần Xuân Giá, bởi bị cáo này có ảnh hưởng quan trọng đến việc làm rõ bản chất vụ án. Phân tích sự việc Viện KSND Tối cao đã ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Phạm Tung Cang, luật sư Hồ Ngọc Diệp (Đoàn Luật sư TP HCM) cho rằng, sự không thống nhất trong nhận định, đánh giá chứng cứ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng đã cho thấy, căn cứ để loại trừ trách nhiệm hình sự đối với ông Phạm Trung Cang trong vụ án này là chưa thực sự vững chắc. Vì vậy, việc cơ quan công tố ra quyết định đình chỉ vụ án, chấm dứt toàn bộ hoạt động tố tụng đối với bị can ngay từ giai đoạn truy tố là quá vội vàng. Bởi lẽ, nếu xét thấy bị can (bị cáo) không phạm tội, thì trước khi vụ án được đưa ra xét xử, thậm chí ngay tại phiên toà, viện kiểm sát vẫn có quyền rút quyết định truy tố theo quy định tại các Điều 181 và 195 Bộ luật Tố tụng hình sự mà không nhất thiết phải đình chỉ vụ án ngay từ giai đoạn truy tố như trường hợp này.Có thể nói, sự vội vàng của cơ quan công tố trong việc ra quyết định đình chỉ vụ án đối với ông Phạm Trung Cang, chẳng những đã tự đưa mình vào thế khó khăn trong việc phục hồi điều tra đối với bị can này, mà còn ảnh hưởng đến tiến độ chung đối với quá trình tố tụng vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm - một đại án mà dư luận đặc biệt quan tâm, và theo tinh thần chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng là nhanh chóng hoàn tất hồ sơ để sớm đưa vụ án ra xét xử.Tổng Bí thư: "Không có vùng cấm trong xử lý tham nhũng"“Một khi đã xảy ra tham nhũng thì nhất thiết phải xử lý kiên quyết, xử lý thật nghiêm, đúng quy định của luật pháp, không có vùng cấm. Chúng ta phải nghiêm túc tuân thủ sự bình đẳng trước pháp luật, không có đặc quyền, không có ngoại lệ, trừng phạt nghiêm khắc những phần tử tham nhũng. Quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc: Có vụ việc thì phải được xác minh làm rõ; có dấu hiệu phạm tội là phải được tiến hành điều tra; có kết luận điều tra thì phải xem xét truy tố; có cáo trạng thì phải được nghiên cứu đưa ra xét xử nghiêm minh, kịp thời”. Đó là chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng, chiều 5/5 vừa qua. Tổng Bí thư yêu cầu TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao cần hướng dẫn áp dụng các quy định của pháp luật về trưng cầu giám định và đánh giá, sử dụng kết luận giám định tư pháp trong hệ thống TAND, Viện KSND. Tránh tình trạng né tránh, chậm thực hiện giám định, hoặc lạm dụng việc trưng cầu giám định, lấy kết quả giám định thay cho kết luận điều tra, coi kết quả giám định quan trọng hơn kết luận điều tra, gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử. Nhớ lại thời điểm vây bắt bầu Kiên, Cục trưởng C46 - Thiếu tướng Nguyễn Đức Thịnh - trực tiếp có mặt tại chỗ chỉ huy chia sẻ: Vụ bắt giữ bầu Kiên có ý nghĩa rất quan trọng với vấn đề an ninh tài chính - ngân hàng của đất nước. Cơ quan điều tra đã trả lời được với công luận: Không có vùng cấm cho tội phạm, dù bất cứ ở lĩnh vực nào. Mặt khác, qua vụ án đã góp phần quan trọng buộc các ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động theo đúng quy định pháp luật, đặc biệt hoạt động về phát hành cổ phiếu tiền ảo; sở hữu chéo; thâu tóm ngân hàng; vượt trần lãi suất…. Trả lời báo chí, Trung tướng Phan Văn Vĩnh - Tổng cục Trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm cũng chính là Trưởng ban Chuyên án vụ bắt giữ bầu Kiên cho biết "không chịu bất kỳ sức ép nào trong điều tra vụ án, sai phạm của Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải đã được điều tra, kết luận sớm, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật, trên tinh thần mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, sai phạm đến đâu, xử lý đến đó, nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội".Nhờ có sự quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ trưởng Bộ Công an - Đại tướng Trần Đại Quang trong việc chỉ đạo điều tra, phá án, vây bắt bằng được bầu Kiên, không để trốn thoát, thể hiện sự quyết tâm, sự nghiêm khắc của các cơ quan điều tra, không bỏ lọt tội phạm và cũng không làm oan sai. Giờ đây, phiên tòa xét xử Nguyễn Đức Kiên và đồng bọn đang diễn ra. Nhân dân cả nước đang dõi theo và kỳ vọng vào sự công tâm của người giữ “cán cân công lý”. Các luật sư bào chữa cho các bị can trong vụ án Nguyễn Đức Kiên đã ký vào bản kiến nghị (ngày 3/5) gửi các Đại biểu Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội, Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương, Văn phòng Quốc hội đề nghị giám sát việc xét xử (sơ thẩm). Nhân dân cả nước mong rằng, quá trình xét xử vụ án bầu Kiên sẽ không có vùng cấm, không có thế lực nào được phép ngăn cản, cản trở quá trình xét xử, phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Nguyễn Hoàng