Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Buôn bán trái phép nội tạng người trên thị trường đen

Chủ nhật, 26/05/2013 - 09:43

Ngày 19/5/2013, Công an tỉnh An Giang đã giải cứu thành công một nữ thanh niên bị giam giữ đòi nợ 5.000 USD với cam kết nếu không trả nợ sẽ bán một quả thận để trừ nợ. Như vậy, các bộ phận sống của cơ thể đang được coi là tài sản và đã được định giá?

Việt Nam đã ghép tạng thành công

Vấn đề mua bán nội tạng người sống đang diễn ra theo những chiều hướng đáng lo ngại.

Cấy ghép nội tạng, một tiến bộ kỹ thuật diệu kỳ


Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 70.000 quả thận được ghép cho các bệnh nhân, trong đó có khoảng 15.000 quả thận có nguồn gốc từ thị trường mua bán nội tạng bất hợp pháp.

Đối với các loại nội tạng khác, số liệu thống kê cũng chỉ ra một con số tương đương. Điều này cho thấy, tình trạng buôn bán nội tạng đang trở thành một vấn nạn nhức nhối.

Hiện nay, rất nhiều quốc gia đang phải đối phó với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nội tạng cho các ca phẫu thuật cấy ghép. Tại các nước Tây Âu, ước tính hiện có khoảng 120.000 bệnh nhân đang trong tình trạng lọc thận và khoảng 40.000 trường hợp đang chờ được ghép thận.

Thời gian chờ đợi trung bình để được ghép thận của các bệnh nhân châu Âu là 3 năm nhưng với tình trạng khan hiếm người hiến tạng như hiện nay, vào năm 2010, các bệnh nhân sẽ phải chờ tới... 10 năm.

Hậu quả của việc phải chờ đợi lâu này là từ 15% - 30% bệnh nhân nằm trong danh sách chờ đợi bị chết trước khi được ghép tạng.

Theo ước tính của Tổ chức UNOS (tổ chức chuyên phụ trách việc phân phối các cơ quan tạng để cấy ghép cho bệnh nhân của Mỹ), mỗi tuần, chỉ tính riêng ở Mỹ đã có khoảng 98.713 người dân cần ghép tạng nhưng chỉ có khoảng 28.354 người trong số họ được nhận các cơ quan tạng tương ứng, và hơn 6.000 bệnh nhân đã chết mỗi năm do phải chờ đợi để được cấy ghép tạng.

Thận là bộ phận được cho và ghép thông thường nhất vì hai lý do. Thứ nhất là mỗi người bình thường đều có hai quả thận nên có thể cắt một quả đem ghép cho người khác dễ dàng mà không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của người cho.

Thứ hai là chứng suy thận, những người bị suy thận có khả năng chờ đợi nhờ thận nhân tạo. Sau đó là gan, phổi, tim, tụy tạng, tủy xương, chi, giác mạc và mới đây nhất cả một khuôn mặt đều đã có thể cấy ghép.

Nhu cầu nội tạng sống tại Việt Nam

Việc ghép tạng ở Việt Nam được tiến hành lần đầu vào năm 1992. Tuy nhiên, số người bệnh được ghép tạng khá ít vì không có nguồn tạng và không ít người bệnh đã tử vong do không được ghép tạng.

Nhu cầu ghép tạng ở nước ta hiện nay là rất lớn, đặc biệt là ghép thận với ước tính khoảng trên 10.000 bệnh nhân suy thận mãn tính có nhu cầu, 300.000 người mù lòa vì các bệnh lý giác mạc cần được ghép giác mạc...

Tình trạng khan hiếm nguồn tạng xảy ra ở hầu hết các quốc gia, và đặc biệt ở Việt Nam do rất hiếm người chết não đồng ý hiến tạng như các nước.

Chỉ tính riêng ở Bệnh viện Việt Đức, mỗi năm có đến hàng nghìn ca chết não do tai nạn, nhưng số người đồng ý hiến thận chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thực trạng này chủ yếu do quan niệm tâm linh của người Việt rằng người chết phải “toàn thây”.

Thực tế, do nhu cầu của người bệnh rất lớn mà nguồn cung hợp pháp (người thân cho tạng hoặc chờ có người hiến tặng) lại quá nhỏ, nên các “đường dây” buôn bán thận nói riêng và nội tạng nói chung đã hình thành và tồn tại.

Khả năng tìm được nguồn cung cấp tạng để ghép theo đúng luật thì hiếm, nên hầu hết người cần ghép tạng đều phải tìm đến các đường dây cung ứng “chui”.

Khi qua các đường dây này, tạng đến được người cần ghép với giá cao ngất, còn người “bán” dưới danh nghĩa “hiến” kia cũng chỉ nhận được một số “phí” chỉ khoảng 2/3 hoặc, thậm chí là một nửa so với chi phí thực người bệnh bỏ ra vì phải qua tay “cò”.

Trong khi hầu hết những người chọn cách bán đi một bộ phận cơ thể mình đều là người nghèo, bế tắc trong cuộc sống cần tiền để trang trải, nếu là người bệnh thì càng thêm khổ sở!

Không chỉ buôn bán trong nước dưới danh nghĩa họ hàng (giả) để hợp thức, việc sang Trung Quốc bán mua thận cũng đang trở nên phổ biến. Trung Quốc hiện nay có thị trường mua bán nội tạng sống bất hợp pháp lớn nhất thế giới.

Những người mua bán nội tạng được coi không có tội. Vì vậy đã có hiện tượng nhiều người khó khăn đã sang Trung Quốc bán nội tạng hoặc mua bán với nhau từ trong nước rồi sang Trung Quốc cấy ghép.

Đầu năm 2011, thông tin từ một bệnh viện trên địa bàn TP Cần Thơ cho biết có một số người đến bệnh viện khám sức khỏe với nhiều yêu cầu xét nghiệm đáng nghi vấn. Từ thông tin trên, lực lượng CSĐT Công an TP Cần Thơ vào cuộc và đã lần ra một đường dây đưa người sang Trung Quốc để bán thận.

Nạn nhân của đường dây trên là những thanh niên tuổi đời từ 18 - 35, sức khỏe tốt nhưng khó khăn về kinh tế, ở hầu hết các tỉnh, thành từ Ninh Thuận trở vào.

Hồi cuối tháng 4/2012 dư luận lại xôn xao về trường hợp Tô Công Luân 22 tuổi, sinh viên Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp 2 TP Hồ Chí Minh đang trong tình trạng thập tử nhất sinh sau khi bị dụ sang Trung Quốc bán thận. Luân đã chết sau khi về nước vài tuần.

Hiện nay lướt trên mạng internet chúng ta có thể tìm thấy hàng trăm tin thông báo nhu cầu mua bán nội tạng tại Việt Nam, trong có có rất nhiều tin rao bán thận. Giá nội tạng trên thị trường trong nước có thể nói quá rẻ.

Một quả thận thường chỉ có giá từ 2500 USD đến 4000 USD, trong khi đó ngay tại Trung Quốc, được coi là rẻ nhất thế giới giá một quả thận sống cũng lên đến 10.000USD. Chính vì vậy đã có hiện tượng nhiều người nước ngoài, đặc biệt là Việt kiều đã về nước để tìm kiếm nội tạng sống.

Cần sớm hoàn thiện công cụ pháp luật

Hiện nay văn bản pháp luật đang có hiệu lực là Luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác quy định chỉ những người có cùng dòng máu trực hệ ba đời (với điều kiện là đủ 18 tuổi trở lên, tình nguyện hiến, có sự hòa hợp về sinh học và việc lấy tạng không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe) mới được cho nhau tạng theo kiểu liên hệ trực tiếp.

Điều 11 của Luật đề cập đến các hành vi bị pháp luật cấm trong lĩnh vực này như: Cấm mua, bán, lấy trộm mô, tạng; cấm sử dụng mô, tạng vì mục đích thương mại…Tuy nhiên, luật này chưa quy định các chế tài khi vi phạm các điều khoản của luật này, trong khi đó Bộ Luật Hình sự cũng chưa có các điều khoản quy định các chế tài trong hoạt động mua bán trái phép nội tạng người. Đó là một kẽ hở pháp luật cần sớm được bổ sung.

Bên cạnh đó, luật hiện hành quy định việc cấm lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại. Tuy nhiên thực tế, các đường dây mua bán tạng “chui” vẫn lách luật bằng cách “giả hiến tặng”. Đây cũng là kẽ hở lớn đang bị các đối tượng mua bán tạng lợi dụng hiện nay.

Một vấn đề nữa cần lưu tâm là hiện nay tình trạng mua bán người diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp, nhiều thủ đoạn mới xuất hiện như mua bán trẻ sơ sinh trong đó cũng không loại trừ mua bán người để lấy tạng…

Trong những năm gần đây, tại nhiều địa phương cũng đã xảy ra hiện tượng tin đồn bắt cóc trẻ em đem bán để  lấy nội tạng. Điều đó cho thấy cũng không loại trừ Việt Nam đã xuất hiện tội phạm liên quan đến việc mua bán nội tạng.

Chính vì vậy bên cạnh việc xây dựng hệ thống pháp luật về việc lấy mô tạng thì  các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường công tác phòng chống tội phạm buôn bán người, quản lý chặt chẽ việc cho nhận con nuôi, đặc biệt là cho nhận con nuôi đối với các cá nhân ở nước ngoài.


Theo Việt Việt
An ninh thủ đô

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bắc Kạn: Lễ ra quân tấn công, trấn áp tội phạm dịp Tết Nguyên năm 2025

Bắc Kạn: Lễ ra quân tấn công, trấn áp tội phạm dịp Tết Nguyên năm 2025

(Thanh tra) - Sáng 13/12, Ban Chỉ đạo 138 tỉnh Bắc Kạn tổ chức Lễ ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, với sự tham gia của một nghìn cán bộ, chiến sĩ công an, dân quân tự vệ, cán bộ, công nhân viên chức lao động và đoàn viên, thanh niên.

Trung Hà

15:36 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm