Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bài 2: Bao che sai phạm hay tự… tê liệt?

Thứ hai, 20/02/2012 - 19:14

(Thanh tra) - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đã chỉ đạo thực hiện các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ (xử lý những sai phạm của Công ty Nhị Hiệp), không để tình trạng khiếu kiện kéo dài; báo cáo kết quả thực hiện lên Thủ tướng Chính phủ trong Quý I/2011… Thế nhưng, đã là Quý I/2012, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng vẫn chìm vào im lặng!

>> Bài 1: Cán bộ bảo kê sai phạm, dân tin vào đâu !

“Chủ tịch UBND quận 9 nghiêm túc triển khai thực hiện các quyết  định xử lý vi phạm hành chính đã ban hành. Tháo dỡ 18.000m2 nhà, xưởng xây dựng lấn chiếm đất hành lang bảo vệ sông rạch và xây dựng không phép” - Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng theo kiến nghị tại Kết luận của Thanh tra Chính phủ. Dư luận chờ đợi luật pháp được thực thi, kỷ cương phép nước giữ vững và 18.000m2 nhà, xưởng xây dựng trái phép được tháo dỡ. Thế nhưng, hàng loạt nhà xưởng lậu vẫn tồn tại và hệ thống chính quyền đã… đầu hàng sai phạm!

Nhiều năm qua, không riêng quận 9 mà người dân TP. Hồ Chí Minh đều “nể mặt” ông chủ Giám đốc Công ty Nhị Hiệp (nay là Công ty Tài Lộc). Khi người dân xây dựng một căn nhà cấp 4 mà chưa có giấy phép sẽ bị đập phá, tháo dỡ, còn Công ty Nhị Hiệp thì trong nhiều năm liên tục, hàng loạt công trình xây dựng kiên cố cứ mọc lên trên đất hành lang kênh rạch, đất ruộng mà không cần Giấy phép xây dựng. 

Trước hành vi sai trái này, người dân khẩn báo với chính quyền, Sở Xây dựng nhưng đều rơi vào im lặng. Họa hoằn lắm, chính quyền, Thanh tra Xây dựng đến lập biên bản nhưng sau mỗi lần “xử lý” công trình càng xây dựng lại cao hơn, quy mô lớn hơn. Từ sự bao che, dung dưỡng của chính quyền, Công ty Nhị Hiệp ngày càng lộng hành, vi phạm pháp luật có hệ thống, kéo dài nhiều năm.

Dư luận cho rằng, Công ty Nhị Hiệp là một thành trì mà pháp luật không thể chạm tới.     

Khi Thanh tra Chính phủ vào cuộc, không chỉ sai phạm của Công ty Nhị Hiệp bị phanh phui, mà hành vi tiếp tay, bao che của cán bộ trong bộ máy chính quyền cũng bị lật tẩy. Đất dự án chưa thực hiện xong công tác đền bù, chưa làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhưng đã được Sở Xây dựng, Văn Phòng Kiến trúc sư trưởng TP cấp giấy phép xây dựng. Hơn 18.000m2 nhà xưởng thản nhiên mọc lên trên hành lang sông rạch, đất nông nghiệp… Để giữ nghiêm kỷ cương phép nước, Phó Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Chủ tịch UBND TP thực hiện nghiêm kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, thực hiện các quyết định xử lý hành chính, tháo dỡ các nhà, xưởng xây dựng không phép của Công ty Nhị Hiệp.

Chỉ đạo của Phó Thủ tướng được dư luận xã hội  đồng tình ủng hộ. Người dân kỳ vọng chỉ đạo của Phó Thủ tướng sẽ đánh đổ thành trì Nhị Hiệp, Giám đốc Huỳnh Văn Mạnh sẽ không còn đứng trên pháp luật.

Điều kỳ vọng của người dân đều có cơ sở, bởi UBND TP có truyền thống trong việc xử lý nghiêm nhà xây dựng không phép. Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Đua (nay là Phó Bí thư Thành ủy) đã chỉ đạo tháo dỡ hàng chục căn nhà xây dựng không phép ở quận Tân Bình, Gò Vấp. Đầu năm 2011, Chủ tịch UBND quận 1 đã mạnh tay “cắt ngọn” hàng loạt căn nhà cao tầng tại trung tâm thành phố vì xây dựng sai phép. Còn tại quận 9, nơi có nhiều dự án mới đầu tư, UBND quận đã nhiều lần tổ chức xe, máy, đông đảo các ban ngành tổ chức cưỡng chế, tháo dỡ nhà của người dân trong các dự án: Nhà ở Đông Thăng Long, Khu công nghệ cao… Nhiều gia đình xây dựng nhà cấp 4 để ở, khi chưa kịp xin Giấy phép xây dựng cũng bị chính quyền cưỡng chế, tháo dỡ không thương tiếc. Vì vậy, người dân thành phố tin tưởng “thành trì Nhị Hiệp” sẽ bị xóa bỏ, 18.000m2 nhà, xưởng xây dựng không phép sẽ bị tháo dỡ.

Thế nhưng, điều kỳ vọng ấy đã không diễn ra. Quý I/2011 trôi qua và Quý II/2012 đã tới, các công trình của Công ty Nhị Hiệp vẫn sừng sững bên sông, vẫn đang thách thức pháp luật, dư luận cũng như chỉ đạo của Phó Thủ tướng.

Việc lãnh đạo UBND quận 9 làm văn bản gửi UBND TP để “cứu” cho Công ty Nhị Hiệp cũng giống như nhiều công văn trước đó, chỉ một mục đích dung dưỡng cho sai phạm. Căn cứ văn bản của quận 9, ngày 19/5/2011, UBND TP. Hồ Chí Minh đã có Công văn số 3172/VP-PCNC, “chấp thuận gia hạn thời gian thực hiện tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm hành lang sông đến hết tháng 9/2011 để Công ty Tài Lộc (Nhị Hiệp cũ) có điều kiện thực hiện xong hợp đồng với đối tác, có thời gian di dời máy móc, trang thiết bị sản xuất. Công ty Tài Lộc có trách nhiệm thực hiện đúng cam kết, hoàn tất việc tháo dỡ xong phần công trình xây dựng vi phạm hành lang sông, đảm bảo an toàn đúng quy định pháp luật trong tháng 10/2011”. Sự nhận định của người dân hoàn toàn chính xác. Đây là một cách chống chế, tung hứng để bảo vệ thành trì Nhị Hiệp. Đến nay, những công trình lậu vẫn hiên ngang đứng trên sông.

Việc UBND quận 9 không thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng không những làm suy giảm uy tín của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống chính quyền Nhà nước mà còn làm giảm lòng tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước. Khi một số cán bộ đảng viên không đứng về phía lẽ phải, về phía nhân dân thì hỏi tại sao người dân cứ mãi khốn đốn? Chỉ có thể giải thích rằng, UBND quận 9 đã tự suy yếu, đầu hàng sai phạm, hay nói cách khác, khắc phục cái sai bằng cách cho sự việc rơi vào im lặng, cho cái sai tồn tại.

Sự việc rất cần được xử lý quyết liệt, minh bạch, trả lại sự trong sạch, vững mạnh cho chính quyền Nhà nước và trả lại công bằng cho người dân.


Nhóm Phóng viên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cục Hải quan Lạng Sơn: Xử lý 749 vụ việc trị giá tang vật vi phạm trên 30 tỷ đồng

Cục Hải quan Lạng Sơn: Xử lý 749 vụ việc trị giá tang vật vi phạm trên 30 tỷ đồng

(Thanh tra) - Càng về cuối năm, số lượng doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, cơ quan Hải quan cũng đã phát hiện nhiều doanh nghiệp lợi dụng việc kê khai qua hệ thống hải quan điện tử để thực hiện hành vi gian lận, nhằm trốn thuế hoặc đưa hàng hóa không khai báo, không có chứng từ hợp pháp để xuất khẩu hoặc tuồn vào nội địa, nhằm thu lợi bất chính.

CB

09:24 13/12/2024
Thanh Hóa: Lấy căn cước của người đã chết thành lập công ty mua bán hóa đơn trái phép

Thanh Hóa: Lấy căn cước của người đã chết thành lập công ty mua bán hóa đơn trái phép

(Thanh tra) - Công an tỉnh Thanh Hóa vừa đưa ra thông tin cảnh báo về phương thức, thủ đoạn giả mạo thông tin lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mua bán hóa đơn. Trong đó có trường hợp lấy cả người đã chết để đứng tư cách pháp nhân thành lập công ty để mua bán trái phép hóa đơn.

Văn Thanh

21:28 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm