Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 18/08/2014 - 11:00
Doanh nghiệp chủ hàng đã sử dụng giấy tờ giả mạo mang danh Bộ TN-MT và Bộ Thương mại để phía Hàn Quốc đồng ý cho xuất lô hàng có máy biến thế chứa hóa chất độc hại PCB ra khỏi nước họ vào năm 2007. Tuy nhiên, khi cập cảng Cái Lân lô hàng này đã bị hải quan lập biên bản vi phạm hành chính do vi phạm luật bảo vệ môi trường.
Lô hàng máy biến thế đã qua sử dụng được Công ty Cổ phần Đầu tư Cửu Long nhập về cảng Cái Lân (Quảng Ninh) ngày 14/11/2007, trong đó có máy biến thế chứa dầu nhiễm PCB
Như đã thông tin lô hàng máy biến thế chứa hóa chất PCB được Công ty cổ phần đầu tư Cửu Long Vinashin (Công ty Cửu Long) nhập từ Hàn Quốc về để lắp đặt cho Nhà máy nhiệt điện Sông Hồng của Công ty cổ phần CNTT Hoàng Anh Vinashin (Công ty Hoàng Anh) tại Nam Định.
Mua dây chuyền cũ làm nhiệt điện
Theo đó, đầu năm 2006, ông Nguyễn Văn Tuyên, Giám đốc Công ty Hoàng Anh dự định xây dựng một nhà máy nhiệt điện để cung cấp cho nhà máy thép và khu công nghiệp Mỹ Trung-Nam Định, còn dư bán vào lưới điện quốc gia. Ông Tuyên tìm gặp ông Nguyễn Tuấn Dương-Chủ tịch HĐQT Công ty Cửu Long bàn bạc việc đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện, công suất dự kiến ban đầu 110MW.
Tháng 4/2006, ông Dương đã sang Hàn Quốc ký hợp đồng với Công ty Seobong Recycling mua 2 tổ máy điện cũ công suất 55MW/ tổ máy trị giá 6,8 triệu USD để lắp đặt cho Nhà máy nhiệt điện Sông Hồng. Ông Dương cũng ký hợp đồng với Công ty Daekyung Macchinery của Hàn Quốc mua 1 tổ máy nhiệt điện cũ công suất 75MW dự định về lắp đặt cho Công ty Cửu Long.
Tuy nhiên, sau đó ông Tuyên đã thỏa thuận đưa cả 3 tổ máy cũ Công ty Cửu Long đã ký hợp đồng mua từ Hàn Quốc về lắp tại Nam Định, nâng công suất Nhà máy nhiệt điện Sông Hồng lên 185 MW.
Hai bên ký biên bản thỏa thuận Công ty Hoàng Anh thuê Công ty Cửu Long xây dựng nhà máy nhiệt điện công suất 185MW trị giá 55 triệu USD theo hình thức chìa khóa trao tay. Vinashin đồng ý giao cho Công ty Hoàng Anh làm chủ đầu tư, Công ty Cửu Long làm tổng thầu.
Tháng 6/2006, căn cứ vào văn bản của Vinashin về việc đầu tư nhà máy nhiệt điện, UBND tỉnh Nam Định đã đồng ý và đề nghị Bộ Công nghiệp xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư, cho phép bổ sung nguồn điện vào quy hoạch phát triển hệ thống lưới điện quốc gia.
Dù Bộ Công nghiệp chưa có ý kiến trả lời nhưng tháng 1/2007, UBND tỉnh Nam Định đồng ý cho Công ty Hoàng Anh thuê đất tại xã Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc, sau đó Vinashin phê duyệt dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hồng công suất 185MW, tổng mức đầu tư gần 1.482 tỷ đồng. Công ty Hoàng Anh ký hợp đồng ủy thác cho Công ty Cửu Long nhập khẩu thiết bị từ 2 nhà máy nhiệt điện cũ mà ông Dương đã ký hợp đồng trước đó.
Hàm lượng PCB vượt ngưỡng
Ngày 12/5/2007, Nhà máy nhiệt điện Sông Hồng đã được khởi công. Nhưng chỉ hơn tuần sau, Bộ Công nghiệp khẳng định không có cơ sở pháp lý để phê duyệt dự án do thiết bị công nghệ lạc hậu, yêu cầu UBND tỉnh Nam Định đình chỉ. Tháng 12/2007, Vinashin ra quyết định đình chỉ dự án.
Tuy nhiên, trước đó, từ tháng 1/2007, các thiết bị nhiệt điện cũ đã bắt đầu được Công ty Cửu Long nhập về. Trong vòng một năm, từ đầu năm 2007 đến 2008, các lô hàng thiết bị cũ của 2 nhà máy nhiệt điện từ Hàn Quốc được vận chuyển về cảng Cái Lân và cảng Hải Phòng.
Sở Công nghiệp tỉnh Nam Định xác nhận danh mục thiết bị đồng bộ nhập khẩu cho dự án Nhiệt điện Sông Hồng, đề nghị cho thông quan. Tuy nhiên, lô hàng có 3 máy biến thế được nhập về cảng Cái Lân ngày 14/11/2007 đã bị ách lại do có một máy biến thế sản xuất từ thập niên 1960 nghi chứa PCB.
Ông Trần Xuân Hưng, Chi cục phó Chi cục Hải quan Cái Lân, cho biết khi lô hàng máy biến thế về tới cảng, hải quan đã nhận được thông tin một trong ba máy biến thế chứa dầu có hóa chất nguy hại PCB. Trong quá trình doanh nghiệp làm thủ tục, hải quan đã yêu cầu phải thực hiện trưng cầu giám định xác định tên hàng hóa.
Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện một máy biến thế có chứa dầu PCB nên chiếc máy biến thế đó bị giữ lại, các thiết bị không vi phạm được thông quan.
Bộ TN-MT đã chỉ đạo Sở TN-MT phối hợp với hải quan Cái Lân lấy mẫu dầu để xác định hàm lượng PCB. Tháng 5/2008, Cục môi trường có kết luận hàm lượng PCB trong dầu biến thế là 84ppm, ngưỡng cho phép là 50 ppm, vi phạm công ước Basel và luật Bảo vệ môi trường.
Chi cục Hải quan Cái Lân đã lập biên bản vi phạm hành chính. Tháng 7/2008, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cửu Long 95 triệu đồng, buộc tái xuất.
Nhưng theo công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các chất thải nguy hại, doanh nghiệp không thể thực hiện tái xuất theo quyết định của tỉnh Quảng Ninh được. Chiếc máy biến thế chứa PCB phải nằm tại bãi cảng Cái Lân từ đó đến năm 2014 mới được đóng gói vào container.
Cuối năm 2013, Công ty Cửu Long đã có văn bản đề nghị cơ quan chức năng cho đưa về kho của doanh nghiệp ở Hải Phòng để chờ tiêu hủy. Theo Chi cục Hải quan Cái Lân, chiếc máy biến thế là hàng hóa vi phạm được xử lý theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính nên không cần thực hiện mở tờ khai làm thủ tục thông quan nữa. Việc di chuyển và xử lý phụ thuộc vào cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Bộ TN-MT.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 13/12, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Nam Hưng đã ký văn bản về việc kiểm tra việc huy động vốn tại Dự án (DA) Khu dân cư và dịch vụ (KDC&DV) Cầu Hưng - Lai Nghi (giai đoạn 1), thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, do Công ty Cổ phần Đầu tư nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt (Cty Sài Gòn Thành Đạt) làm chủ đầu tư.
P. B
16:05 13/12/2024(Thanh tra) - Hôm nay (13/12), Bộ Công an phát động đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trên phạm vi toàn quốc.
Trần Quý
15:58 13/12/2024Trần Quý
15:47 13/12/2024Trung Hà
15:36 13/12/2024Văn Thanh
15:18 13/12/2024Ngọc Giàu
13:51 13/12/2024Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng
Trần Quý
Chính Bình