Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tràn lan hàng độc

Thứ năm, 25/07/2013 - 13:25

(Thanh tra) - Các ngành chức năng cả nước thời gian gần đây phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh vi phạm các quy định trong chế biến thực phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng, như: Dùng hóa chất tẩy trắng và chống mốc trong sản xuất bún; biến thịt thối thành thịt tươi; tạo màu bún riêu cua bằng phẩm màu công nghiệp… và nhiều mẫu rau, củ, quả nhiễm hóa chất vượt ngưỡng cho phép.

Từ trước tới nay, rau ngót được xem là loại rau lành tính, thực phẩm trồng và được người dân sự dụng quanh năm. Thế nhưng, tại cuộc họp mới đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) cho biết, qua thu thập và kiểm nghiệm ngẫu nhiên 25 mẫu rau ngót bán tại 7 chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội và TP HCM, đã phát hiện có tới 7 mẫu chứa dư lượng thuốc BVTV (thuốc trừ sâu) vượt quá giới hạn cho phép, 15 mẫu dưới mức cho phép, chỉ có 3 mẫu không có thuốc BVTV. Như vậy, có tới 22 mẫu rau ngót, chiếm 80% có thuốc BVTV - đây là điều rất đáng lo ngại.


Tương tự, trong 25 mẫu khổ qua (mướp đắng) ở TP HCM cũng phát hiện 2 mẫu có dư lượng thuốc BVTV vượt mức cho phép.


Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm Thủy sản (Bộ NN&PTNT) mới đây cũng công bố, sau khi xét nghiệm 30 mẫu cá được lấy ngẫu nhiên từ các chợ tại Hà Nội đã phát hiện 1 mẫu cá tầm, 1 mẫu cá trê nhiễm chất kháng sinh cấm Leuco Malachite và 2 mẫu cá quả nhiễm hóa chất, kháng sinh cấp AOZ.

Đối với thực phẩm vỉa hè, phải kể đến đồ uống tại các quán cóc ven đường. Theo các chuyên gia y tế, bụi đường không chỉ gây bệnh hô hấp, mà còn có rất nhiều nha bào vi khuẩn và trứng giun. Nếu bụi bắt nguồn từ cống rãnh khô bốc lên thì trứng giun sẽ càng nhiều.

Người tiêu dùng tá hỏa khi biết, một chủ cơ sở ép dầu ở xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã cắt nhỏ lốp xe bỏ vào máy ép đậu phộng. Hơn 2.000 lít dầu sau khi ép được người dân đến mang về đã bị đóng cặn, đun lên có mùi khét, không thể sử dụng.
Công bố mới đây của Trung tâm Kiểm nghiệm và Hợp chuẩn, Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam khiến người tiêu dùng không khỏi giật mình khi có tới 100% mẫu (9 mẫu nước uống đường phố và nguyên liệu được bán tại một số phố trên địa bàn Hà Nội) bị nhiễm khuẩn B.Cereus, 90% mẫu nhiễm khuẩn E.Coli, 45% mẫu vượt giới hạn nhiễm nấm men và nấm mốc.


Theo thông tin từ Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế), từ đầu năm tới nay cả nước ghi nhận có 87 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 1.800 người mắc, hơn 1.600 người đi viện và 18 trường hợp tử vong. Nguyên nhân của các vụ ngộ độc được xác định bằng xét nghiệm và lâm sàng cho thấy, có 44 vụ ngộ độc là do vi sinh vật, 18 vụ do độc tố tự nhiên, 3 vụ do hóa chất và 22 vụ chưa xác định rõ căn nguyên.


Trước tình hình nhức nhối về tình trạng rau củ quả nhiễm độc, mới đây, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát yêu cầu phải quản chặt danh mục các thuốc BVTV, ngăn chặn thuốc lậu. Đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn nông dân thực hiện đúng quy trình trồng rau an toàn vì sức khỏe cộng đồng và chính sức khỏe bản thân.


Bộ Y tế cũng vừa ban hành công văn yêu cầu các cơ quan chức năng và các địa phương tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm. Trong đó, tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thông tin, tuyên truyền về kiến thức an toàn thực phẩm, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm để nâng cao trách nhiệm, lương tâm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm.


Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị tăng cường thanh tra, kiểm tra liên ngành bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đặc biệt là các cơ sở sản xuất thực phẩm ăn ngay, cơ sở cung cấp suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, các cơ sở kinh doanh nước giải khát, kem, bia, nước đá, cơ sở thức ăn đường phố.

    Phương Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Phương Anh

19:32 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm