Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 03/08/2019 - 08:48
(Thanh tra)- Đó là chia sẻ của Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội trong buổi họp báo ngày 2/8.
Thượng tọa Thích Thanh Quyết phát biểu
Theo đó, 500 tăng ni sinh của Học viện Phật giáo Việt Nam sẽ tham gia hiến máu, đăng ký hiến mô tạng vào ngày 4/8 tại Học viện Phật giáo Việt Nam (Sóc Sơn, Hà Nội) nằm trong chuỗi hoạt động của mùa Vu Lan báo hiếu.
Đây là chương trình phối hợp giữa Học viện Phật giáo Việt Nam với Trung ương Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn dân hiến máu” của Thủ tướng Chính phủ.
Thượng tọa Thích Thanh Quyết cho hay, hiểu rõ ý nghĩa của việc hiến máu, Thượng tọa cùng chư tôn đức lãnh đạo, giảng sư, gần 500 tăng ni sinh học viện và đông đảo Phật tử đã nhất tâm hoan hỉ hưởng ứng, coi đây là dịp vô cùng thuận lợi để thực hiện hạnh Bồ Tát của mình bằng việc làm thiết thực này.
Theo Thượng tọa Thích Thanh Quyết, cho tới thời điểm hiện tại, số lượng tăng ni sinh đăng ký tham gia hiến máu là gần 400 người và số người tham gia hiến tạng, hiến mô được 50 người.
"Học viện Phật giáo Việt Nam hoàn toàn vận động chứ không áp đặt hay ra quy định các tăng ni sinh phải bắt buộc hiến máu, hiến mô, hiến tạng. Tại buổi hiến máu ngày 4/8 tới đây, tôi sẽ xung phong tham gia hiến máu đầu tiên. Việc hiến mô, hiến tạng tôi đăng ký và làm thủ tục theo đúng quy trình của Ban Tổ chức”, Thượng tọạ Thích Thanh Quyết nói.
Thượng tọa Thích Thanh Quyết chia sẻ, Đức Phật bố thí cho chúng sinh từ mắt, tay, chân, xương, thịt... Bố thí ở đây được hiểu là kính dâng, kính hiến, kính biếu. Một trong những đạo trở thành Phật, bố thí là đầu tiên, nếu chúng ta không dám hy sinh cơ thể mình cứu chúng sinh thì đạo đó không thành được, không thành Phật. Đức Phật hy sinh mình vì mọi người. Noi theo gương Đức Phật, tham gia ngày hội hiến máu, hiến tạng cứu người là tâm nguyện, mong mỏi của 500 tăng ni sinh sinh hoạt tại Học viện thực hiện hạnh từ bi cứu khổ của Đức Phật.
Bác sỹ Lê Gia Tiến, Trưởng ban Chăm sóc Sức khỏe, Trung ương Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam, nêu rõ, bên cạnh nhu cầu máu cho cấp cứu và điều trị, nhu cầu ghép tạng ở Việt Nam là rất lớn.
Theo thống kê năm 2006 của ngành Y tế khi xây dựng Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác (dân số Việt Nam lúc đó hơn 85 triệu người) thì có khoảng 6.000 người bị suy thận mạn cần được ghép thận và trên 1.500 người có chỉ định ghép gan (chỉ tính riêng tại một số bệnh viện lớn ở Hà Nội), khoảng 300.000 người mù do các bệnh lý giác mạc (trên 6.000 người đang chờ được ghép giác mạc) và hàng trăm người chờ được ghép tim, phổi. Tính đến tháng 7/2019, cả nước có gần 25.000 người đăng ký hiến tặng mô tạng và bộ phận cơ thể người sau khi chết não và Việt Nam đã thực hiện được trên 3.000 ca ghép tạng.
Trong những năm qua, việc tuyên truyền hiến tặng mô tạng, bộ phận cơ thể người đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong nhiều năm qua đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền vận động người dân tham gia hiến tặng giác mạc và bộ phận cơ thể người, để đem lại sự sống hồi sinh cho các bệnh nhân.
Trà Vân
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hà Nội yêu cầu kiểm tra đột xuất các cơ sở khám, chữa bệnh có gia tăng chi phí cao bất thường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, lãng phí trong thanh toán khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).
Hải Hà
17:09 11/12/2024(Thanh tra) - Công tác dân số hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều vấn đề dân số thực tiễn phát sinh đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống, xã hội và sự phát triển bền vững của Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Phương Anh
17:12 07/12/2024TC
22:48 05/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà