Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thực hiện hiệu quả chế độ luân phiên có thời hạn với người hành nghề y

Thứ sáu, 16/09/2016 - 08:24

(Thanh tra) - Thực hiện Quyết định 14/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 18/2014/TT-BYT của Bộ Y tế về chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) công lập, với mục tiêu tập trung cử người hành nghề đi luân phiên hỗ trợ chuyên môn để nâng cao chất lượng cho các bệnh viện (BV) hạng III tuyến huyện, hạn chế người bệnh phải chuyển viện, chuyển tuyến, Sở Y tế Hà Nội đã xây dựng Kế hoạch số 99/KH-SYT về thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại các cơ sở KCB công lập ngành Y tế Hà Nội năm 2016.

Chị em phụ nữ được tuyên truyền và khám tầm soát phát hiện sớm ung thư vú, ung thư cổ tử cung. Ảnh: TL

17/17 đơn vị tuyến trên cử người hành nghề đi luân phiên

Năm 2016, ngành Y tế Hà Nội có 17 đơn vị (15 BV, 2 Trung tâm) xây dựng kế hoạch cử người hành nghề đi luân phiên có thời hạn hỗ trợ cho tổng số 18 đơn vị tuyến dưới (15 BV, 3 Trung tâm Y tế) và 2 Trạm Y tế xã ở 14 chuyên ngành khác nhau (Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Hồi sức tích cực, Răng - Hàm - Mặt, Tai - Mũi - Họng...).

Các đơn vị trong ngành đã tuyên truyền phố biến việc thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn, các chế độ chính sách áp dụng đối với người hành nghề đi luân phiên theo Thông tư số 18 đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; xác định việc đi luân phiên hỗ trợ chuyên môn tuyến dưới là nghĩa vụ của mỗi người hành nghề; phổ biến nhiệm vụ cho người hành nghề đi hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới phải thực hiện toàn diện về khám, điều trị, hội chẩn, đi buồng, tập huấn, hướng dẫn thực hành kỹ thuật... theo chuyên ngành để nâng cao chất lượng chuyên môn tuyến dưới, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh ở cơ sở tuyến dưới.

Đến nay 17/17 đơn vị tuyến trên đã triển khai thực hiện kế hoạch cử người hành nghề đi luân phiên tuy nhiên còn một số đơn vị chưa cử cán bộ đi đủ hêt các đơn vị phải hồ trợ theo kế hoạch. Các BV đã triển khai tích cực, cử cán bộ đi tăng cường hỗ trợ chuyên môn tuyển dưới như: Đa khoa Hà Đông, Phụ sản Hà Nội, Xanh Pôn, Trung tâm Y tế Thạch Thất...

Có tổng số 13/15 BV tuyến dưới, 3 trung tâm y tế, 2 trạm y tế xã đã được tiếp nhận cán bộ đến luân phiên. Số cán bộ đang thực hiện luân phiên đến các đơn vị: 37 bác sĩ, 2 điều dưỡng, 1 nữ hộ sinh, 1 kỹ thuật viên. Đây là các cán bộ y tế có trình độ chuyên môn tốt, chuyên khoa sâu, nhiều cán bộ là trưởng, phó các khoa lâm sàng của các BV hạng I của thành phố. Các cán bộ cử đi đã và đang tham gia KCB, hội chẩn, đi buồng và chuyển giao rất nhiều kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp cho các y bác sĩ theo các chuyên ngành hỗ trợ.

Góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cán bộ tuyến dưới

Các cán bộ cử đi đã tham gia góp ý, hướng dẫn cho các đơn vị tuyến dưới bố trí, sắp xếp lại hoạt động khoa, phòng của chuyên ngành hỗ trợ để phù hợp hơn với dây chuyền công năng của BV, phù hợp với quy chế chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho cơ sở y tế tuyến dưới.

Bên cạnh đó, để các đơn vị có căn cứ và triển khai thuận lợi, Sở Y tế đã có Quyết định số 220/QĐ- SYT về việc giao kinh phí thực hiện cho các đơn vị thực hiện chế độ cho người hành nghề đi luân phiên có thời hạn với tổng số kinh phí hơn 2,7 tỷ đồng. Việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ luân phiên được đa số các đơn vị tiếp nhận đánh giá tốt. Các bác sĩ đi luân phiên tham gia công tác KCB tại khoa, hướng dẫn thực hành cho cán bộ, nhân viên (CBNV) của BV, tham gia hội chẩn, đi buồng, đào tạo... giúp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cán bộ tuyến dưới.

Các đơn vị tiếp nhận người hành nghề đến luân phiên đã bố trí đủ nơi ăn, nghỉ, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt và làm việc cho cán bộ đến luân phiên. Đa số các đơn vị đã quan tâm hỗ trợ thu nhập tăng thêm hàng tháng cho cán bộ đến luân phiên như đối với CBNV của đơn vị.

Bên cạnh đó, các đơn vị tiếp nhận cũng đã tổ chức các hình thức truyền thông như thông báo tại khoa khám bệnh, tuyên truyền qua họp người bệnh tại đơn vị, thông báo cho toàn thể CBNV đơn vị biết để tuyên truyền đến người bệnh, liên hệ với địa phương để thông tin qua hệ thống truyền thông của huyện, của xã để người bệnh và nhân dân địa phương trên địa bàn biết có cán bộ y tế tuyến trên về tham gia công tác KCB, thu hút người bệnh đến khám, điều trị.

Chăm sóc bệnh nhân nặng tại BV Thanh Nhàn. Ảnh: TL

Cán bộ luân phiên tham gia mọi công tác của chuyên khoa

Để hoàn thành kể hoạch luân phiên có thời hạn người hành nghề năm 2016, đạt mục tiêu để ra, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị trong ngành tiếp tục tuyên truyền, phổ biến và thực hiện nghiêm nội dung Quyết định 14/2013/TT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 18/TT-BYT của Bộ Y tế về chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở KCB công lập để mỗi CBNV ngành Y tế hiểu và xác định rõ đây là trách nhiệm và nghĩa vụ phải thực hiện; cán bộ khi đi luân phiên phải tham gia mọi công tác của chuyên khoa hỗ trợ từ khâu khám bệnh đến diều trị, thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật, phẫu thuật (nếu có); tham gia hội chẩn, đi buồng, xây dựng các quy trình chuyên môn kỹ thuật cho tuyến dưới; tổ chức các buổi đào tạo, tập huấn cập nhật kiến thức mới, bình bệnh án cho nhân viên y tế của đơn vị tuyến dưới. Các đơn vị cử người hành nghề đi hỗ trợ tuyến dưới cần tập trung nguồn lực để thực hiện, hoàn thành kế hoạch năm 2016 theo nội dung kế hoạch đã xây dựng, báo cáo Sở Y tế.

Lãnh đạo đơn vị và bộ phận thường trực của đơn vị cử cán bộ đi luân phiên và đơn vị tiếp nhận người hành nghề đến luân phiên phải thường xuyên liên hệ với nhau đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ đi luân phiên tại đom vị đảm bảo đúng quy định, hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra. Giám đốc đơn vị chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Sở về việc thực hiện kế hoạch của đơn vị.

Các đơn vị đảm bảo thực hiện các chế độ chính sách đối với người hành nghề đi luân phiên kịp thời, đúng qui định; hoàn thành các thủ tục hợp đồng, chứng từ để thanh quyết toán công tác thực hiện kể hoạch luân phiên năm 2016 theo qui định; xây dựng kế hoạch luân phiên có thời hạn người hành nghề năm 2017 của đơn vị theo đúng quy trình, thời gian quy định và sát với nhu cầu thực tế báo cáo Sở Y tế.

Thực hiện Quyết định số 2151/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”, Sở Y tế Hà Nội đã xây dựng kế hoạch triển khai tới các đơn vị y tế trong ngành. Kết quả, đến nay 84/84 BV, trung tâm y tế và trung tâm chuyên khoa trong ngành đã triển khai thực hiện. Các đơn vị đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện với các nội dung như thành lập ban chỉ đạo; xây dựng kế hoạch; ký cam kết giữa lãnh đạo đơn vị và lãnh đạo khoa, phòng; ký cam kết giữa lãnh đạo khoa, phòng và nhân viên tập huấn cho CBVC; triển khai đường dây nóng; duy trì, củng cố hòm thư góp ý; xây dựng phong cách, thái độ văn minh, thân thiện, không có tiêu cực; tuyên truyền cho CBVC, người lao động; tuyên truyền cho người bệnh, gia đình người bệnh và nhân dân; bố trí kinh phí thực hiện; một số đơn vị đã thành lập bộ phận đón tiếp, bộ phận chăm sóc khách hàng, tổ công tác xã hội, phòng công tác xã hội, triển khai Chương trình tiếp sức người bệnh…

Mỗi năm Trung tâm Y tế và Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chương Mỹ phối hợp với BV Ung bướu Hà Nội tổ chức truyền thông và khám tầm soát phát hiện sớm ung thư vú và ung thư cổ tử cung cho chị em phụ nữ trong huyện. Năm 2016, gần 1400 chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của 7 xã Văn Võ, Hòa Chính, Phú Nam An, Đồng Lạc, Quảng Bị, Lam Điền và Thụy Hương được tuyên truyền và khám tầm soát phát hiện sớm ung thư vú, ung thư cổ tử cung. Đây là 2 loại ung thư phổ biến và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ, song nếu được phát hiện sớm, nhất là ung thư vú, thì kết quả điều trị rất tốt. Bệnh nhân vẫn khỏe mạnh và có thể kéo dài tuổi thọ. Chính vì vậy, chương trình truyền thông và tổ chức khám, lấy tế bào xét nghiệm để phát hiện sớm ung thư vú và ung thư cổ tử cung cho chị em phụ nữ trong huyện được triển khai từ nhiều năm nay.

Thương Lê

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Phương Anh

19:32 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm