Theo dõi Báo Thanh tra trên
Sơn Lâm
Thứ ba, 26/03/2024 - 18:00
(Thanhh tra) – Thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hà Nội, luỹ kế đến hết tháng 2/2024, TP Hà Nội có 7,9 triệu người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), đạt tỷ lệ bao phủ đạt 94,1% dân số. Thành phố phấn đấu đến cuối năm 2024 sẽ có 94,5% dân số tham gia BHYT.
Người dân đến giải quyết thủ tục tại BHXH quận Thanh Xuân.
Luỹ kế đến hết tháng 2.2024, TP Hà Nội có 7,9 triệu người tham gia BHYT, tỷ lệ bao phủ đạt 94,1% dân số. Có hơn 2 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, đạt 89,61% kế hoạch cả năm. Về BHXH tự nguyện đã có 82.009 người tham gia, đạt 57,91% mục tiêu đề ra trong năm 2024.
Về công tác thu, trong 2 tháng đầu năm, TP Hà Nội thu BHXH, BHYT, BHTN đạt hơn 9.025 tỷ đồng, tăng gần 989 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN tại thời điểm này là hơn 5.941 tỷ đồng, trong đó, tỷ lệ số tiền chậm đóng BHXH phải tính lãi là 2,81%. Đối với các đơn vị chậm đóng, BHXH TP Hà Nội đã thực hiện 496 cuộc thanh tra, kiểm tra, qua đó, các đơn vị đã khắc phục gần 40 tỷ đồng số tiền chậm đóng.
Về công tác phát triển số người tham gia, BHXH TP Hà Nội cho rằng, việc thu hút người dân, người lao động vào hệ thống an sinh có nhiều yếu tố thuận lợi, nhưng cũng tiềm ẩn những khó khăn.
Yếu tố thuận lợi thể hiện rõ ở việc cả hệ thống chính trị đều quan tâm, khích lệ người dân, người lao động tham gia BHXH, BHYT. Ngoài ra, thành phố bố trí kinh phí từ ngân sách và huy động thêm nguồn xã hội hóa để hỗ trợ mức đóng cho người dân tham gia BHXH tự nguyện cao gấp đôi so với quy định chung.
Về BHYT, ngoài những đối tượng được cấp thẻ BHYT miễn phí theo quy định, thành phố còn triển khai chính sách đặc thù hỗ trợ thêm mức đóng cho một số trường hợp...
Yếu tố khó khăn chỉ rõ là do tình hình phát triển kinh tế - xã hội chưa hồi phục, khiến một bộ phận người dân vẫn bị ảnh hưởng về việc làm, thu nhập, nên dù muốn, họ vẫn chưa đủ khả năng tài chính để tham gia BHXH tự nguyện. Đây cũng là lý do khiến một bộ phận người lao động không có việc làm, làm gián đoạn quá trình tham gia BHXH bắt buộc hoặc buộc phải rút BHXH một lần để lấy tiền trang trải cho những khó khăn trước mắt…
Theo thống kê, đến hết năm 2023, TP Hà Nội có gần 2,164 triệu người tham gia BHXH, bằng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi. Bảo hiểm thất nghiệp có hơn 1,99 triệu người tham gia, bằng 39,5% lực lượng lao động trong độ tuổi. BHYT bao phủ 93,5% dân số. Như vậy, số người tham gia các chính sách đều tăng so với thời điểm cuối năm 2022. Ấn tượng nhất là số người tham gia BHXH tự nguyện tăng 41,76%. So với chỉ tiêu được giao năm 2023, các chỉ tiêu về BHXH đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức.
Tương ứng với số người tham gia, thụ hưởng các chính sách nhiều là nhu cầu giao tiếp, thực hiện các giao dịch của người dân, người lao động, đại diện đơn vị, doanh nghiệp với cơ quan BHXH diễn ra liên tục, đòi hỏi ngành BHXH phải luôn nỗ lực, đổi mới, sáng tạo để nâng cao chất lượng phục vụ.
BHXH TP Hà Nội đặc biệt chú trọng chuyển đổi số, tăng cường cải cách hành chính, giao dịch hồ sơ điện tử, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Từ nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, nguồn tài nguyên số phong phú, chất lượng phục vụ ngày càng nâng lên. Năm 2023, chỉ số mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với hệ thống BHXH thành phố Hà Nội đạt hơn 90%.
Trao đổi về nhiệm vụ năm 2024, Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội Phan Văn Mến cho biết, ngành BHXH Hà Nội tiếp tục bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên; cùng các cơ quan chức năng triển khai hiệu quả các giải pháp để mang đến sự tiện ích, hài lòng cho người dân, doanh nghiệp; coi đây là tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng hoạt động. Phấn đấu đến cuối năm, Hà Nội có 94,5% dân số tham gia BHYT; 47,5% lao động trong độ tuổi tham gia BHXH. Chỉ số mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với hệ thống BHXH tiếp tục tăng./.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Sở Y tế Hà Nội chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng trên địa bàn tăng cường giám sát, triển khai các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm; tổ chức kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm tại, kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, dầu mỡ chiên rán thực phẩm, đặc biệt đối với các mặt hàng thịt nướng, xiên que, đồ ăn nhanh… tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, thức ăn xung quanh trường học, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Phương Anh
(Thanh tra) -Trong năm 2024, Chương trình chống lao Quốc gia đã đạt được kết quả tốt nhất từ trước đến nay. Tỷ lệ điều trị thành công cao. Tuy nhiên, việc kiểm soát bệnh lao còn nhiều khó khăn, tình hình dịch tễ bệnh lao ở nước ta còn rất nặng nề.
Phương Anh
Phương Anh
Phương Anh
TC
TC
T. Minh
Thùy Dương
Trần Lê
Hoàng Nam
Trần Quý
Nguyễn Điểm
Bùi Bình
Phúc Anh
Hoàng Nam
Phương Anh