Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ngày 13/12, Hà Nội ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao nhất cả nước với 1000 ca

Phương Anh

Thứ hai, 13/12/2021 - 22:18

(Thanh tra)- Bộ Y tế tối 13/12 công bố trong ngày cả nước ghi nhận 15.377 ca nhiễm mới, trong đó 28 ca nhập cảnh và 15.349 ca ghi nhận trong nước (tăng 728 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 8.891 ca trong cộng đồng). TP Hà Nội ghi nhận số ca mắc cao nhất cả nước với 1.000 ca.

Ngày 13/12, cả nước ghi nhận 15.377 ca nhiễm mới. Ảnh: BYT

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.000), Bình Phước (998), Tây Ninh (919), TP. Hồ Chí Minh (915), Bến Tre (867), Cà Mau (793), Đồng Tháp (740), Cần Thơ (680), Khánh Hòa (594), Vĩnh Long (581), Trà Vinh (476), Sóc Trăng (466), An Giang (422), Bình Định (395), Bà Rịa - Vũng Tàu (371), Thừa Thiên Huế (346), Bạc Liêu (334), Đồng Nai (329), Kiên Giang (328), Tiền Giang (322), Hậu Giang (306), Bình Dương (304), Bình Thuận (268), Gia Lai (211), Đà Nẵng (205), Bắc Ninh (194), Hải Phòng (183), Thanh Hóa (182), Lâm Đồng (165), Nghệ An (145), Hưng Yên (134), Quảng Ngãi (122), Đắk Nông (103), Quảng Nam (103), Lạng Sơn (96), Hà Giang (81), Ninh Thuận (81), Long An (72), Vĩnh Phúc (58), Hải Dương (56), Thái Bình (54), Phú Yên (51), Quảng Ninh (49), Hòa Bình (40), Thái Nguyên (32), Nam Định (30), Quảng Bình (30), Hà Nam (20), Bắc Giang (17), Sơn La (16), Phú Thọ (15), Tuyên Quang (12), Lào Cai (9), Hà Tĩnh (8 ), Kon Tum (8 ), Quảng Trị (5), Yên Bái (4), Cao Bằng (2), Điện Biên (1), Lai Châu (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (-315), TP. Hồ Chí Minh (-301), Đà Nẵng (-205).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Phước (+998), Gia Lai (+209), Bến Tre (+145).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 14.946 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.428.428 ca nhiễm, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 148/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 14.488 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.423.004 ca, trong đó có 1.053.095 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (488.174), Bình Dương (287.556), Đồng Nai (92.575), Tây Ninh (39.615), Long An (39.312).

Trong ngày, có 1.192 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 1.055.912 ca.

Hiện cả nước có 7.730 bệnh nhân nặng đang được điều trị, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 5.321 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.256 ca

- Thở máy không xâm lấn: 317 ca

- Thở máy xâm lấn: 817 ca

- ECMO: 19 ca

Cùng ngày, cả nước ghi nhận 242 ca tử vong tại:

+ Tại TP. Hồ Chí Minh (75) trong đó có 10 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (2), Bình Dương (2), Bạc Liêu (1), Bình Thuận (1), Tây Ninh (1), Đồng Tháp (1), Tiền Giang (1), Vĩnh Long (1).

+ Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (26), An Giang (25), Bình Dương (15), Cần Thơ (13), Long An (12), Tiền Giang (12), Tây Ninh (10), Đồng Tháp (10), Bình Thuận (7), Sóc Trăng (7), Vĩnh Long (6), Kiên Giang (5), Đắk lắk (4), Bạc Liêu (4), Trà Vinh (3), Bến Tre (3), Cà Mau (2), Hà Nội (1), Hải Phòng (1), Hoà Bình (1).

Về tiêm chủng, ngày 12/12 có 593.374 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 132.873.501 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 74.907.297 liều, tiêm mũi 2 là 57.966.204 liều.

Tiếp tục các hoạt động chỉ đạo phòng, chống dịch, trong ngày, Bộ Y tế chỉ đạo sở y tế các tỉnh, thành phố rà soát, phối hợp tổ chức liên quan để thông báo trên phương tiên thông tin đại chúng, trên website của sở y tế số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận và xử lý thông tin kết quả tự xét nghiệm test nhanh kháng nguyên dương tính của cơ quan, đơn vị và người dân trên địa bàn; tư vấn và hỗ trợ cơ quan, đơn vị và người dân trên địa bàn các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, tránh việc tự điều trị tại nhà không theo hướng dẫn y tế hoặc di chuyển đến bệnh viện, nơi đông người.

Cho phép tiêm trộn vắc xin Moderna cho người đã tiêm mũi 1 Pfizer hoặc AstraZeneca

Bộ Y tế vừa ban hành Công văn số 10529/BYT-DP về việc tiêm mũi 2 vắc xin do Moderna sản xuất với các vắc xin phòng COVID-19 khác.

Hội đồng Tư vấn chuyên môn về sử dụng vắc xin của Bộ Y tế đã họp và đưa ra khuyến cáo trong trường hợp bất khả kháng khi nguồn cung vắc xin Covid-19 mũi 1 đã tiêm không còn sản xuất hoặc cung ứng không kịp thời để cung cấp cho mũi nhắc lại thì có thể sử dụng mũi nhắc lại bằng vắc xin khác.

Để sử dụng vắc xin hợp lý, an toàn và hiệu quả vắc xin do Moderna sản xuất, Bộ Y tế hướng dẫn đối với những người đã tiêm mũi 1 vắc xin nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng vắc xin đó.

Trong trường hợp nguồn vắc xin COVID-19 hạn chế, có thể phối hợp tiêm mũi 2 vắc xin do Moderna sản xuất cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin do Pfizer hoặc Astrazeneca sản xuất. Khoảng cách tiêm mũi 2 sau mũi 1 vắc xin do Pfizer sản xuất theo hướng dẫn của nhà sản xuất, khoảng cách sau mũi 1 vắc xin do Astrazeneca sản xuất.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Công tác phòng, chống tác hại thuốc lá tại Lâm Đồng còn nhiều khó khăn

Công tác phòng, chống tác hại thuốc lá tại Lâm Đồng còn nhiều khó khăn

(Thanh tra) - Đánh giá chung việc thực hiện môi trường không khói thuốc trên địa bàn, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho biết công tác này còn gặp khó khăn do việc mua bán thuốc lá diễn ra khá dễ dàng, phổ biến, các địa điểm cấm hút thuốc lá thường không đủ lực lượng giám sát, nhắc nhở cũng như không có thẩm quyền xử phạt…

Phương Anh

20:59 22/11/2024
Tăng cường thanh tra an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Tăng cường thanh tra an toàn thực phẩm dịp cuối năm

(Thanh tra) -Thời điểm cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn có cơ hội trà trộn vào thị trường, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Phương Anh

20:58 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm