Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Lồng ghép đa ngành trong lĩnh vực dinh dưỡng và an ninh lương thực

Thứ năm, 04/07/2013 - 17:03

(Thanh tra)- Ngày 4/7, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức hội nghị tổng kết chương trình chung "Lồng ghép dinh dưỡng và an ninh lương thực cho trẻ em và nhóm có nguy cơ tại Việt Nam", được thực hiện tại 6 tỉnh, với tổng kinh phí là 3,55 triệu USD.

Chương trình chung "Lồng ghép dinh dưỡng và an ninh lương thực cho trẻ em và nhóm có nguy cơ tại Việt Nam" được triển khai từ tháng 1/2010 đến 1/2012, gia hạn đến tháng 6/2013, tại 6 tỉnh gồm: Cao Bằng, Điện Biên, Đắk Lắk, Kon Tum, Ninh Thuận và An Giang. Chương trình bao gồm 2 hợp phần: Hợp phần dinh dưỡng do Bộ Y tế thực hiện và hợp phần an ninh lương thực do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện.

Mặc dù hiện nay còn một bộ phận trẻ em Việt Nam vẫn chưa đạt chiều cao theo chuẩn, nhưng tỷ lệ thấp còi do suy dinh dưỡng đã có xu hướng giảm. 3 năm qua, chương trình đã giúp cải thiện tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ ở 6 tỉnh trọng điểm, đồng thời tổ chức một số hoạt động với người nông dân nhằm tăng cường khả năng cung cấp các loại thực phẩm an toàn, có chất lượng.

Tại các bệnh viện, tỉ lệ cho con bú sớm, theo báo cáo đã tăng từ 70,5% lên 97%. Các nhóm nuôi con bằng sữa mẹ dựa vào thôn bản được thành lập tại một số địa bàn tỉnh An Giang cũng có tỉ lệ cho con bú sớm tăng từ 80% lên 92%, trong đó tỉ lệ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu tăng từ 0 lên 12%.

Chương trình cũng đã triển khai thực hiện "Bệnh viện bạn hữu trẻ em" tại các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện của 6 tỉnh dự án; đồng thời, hỗ trợ kỹ thuật để bảo đảm chất lượng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, sắt folic và các sản phẩm bổ sung vi chất. Nhờ vậy, năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, 100% bà mẹ mang thai tại các huyện của 2 tỉnh Cao Bằng và Đắk Lắk được bổ sung viên sắt.

Ngoài ra, chương trình còn hỗ trợ kỹ thuật về tăng năng suất và bảo quản giống lúa; tổ chức đào tạo cho 200 nông dân; hỗ trợ tham gia sản xuất lúa theo mô hình quản lý lúa thích hợp cho 1.622 hộ nông dân của 6 tỉnh dự án.

Thông qua chương trình, hệ thống Giám sát Dinh dưỡng quốc gia đã được cải thiện; việc sử dụng các chỉ số được quốc tế khuyến khích và các số liệu phân bổ theo vị trí địa lý, dân tộc, giới và tình hình kinh tế - xã hội cũng đã được thực hiện nhằm ưu tiên các khu vực cần được hỗ trợ nhất. Chương trình cũng đưa vào áp dụng thành công các mô hình bệnh viện hiệu quả và điều trị trẻ suy dinh dưỡng cấp trầm trọng dựa vào cộng đồng bằng thực phẩm trị liệu được sản xuất trong nước.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định: Chương trình kết thúc sẽ mở ra một trang mới trong việc lồng ghép đa ngành trong lĩnh vực dinh dưỡng và an ninh lương thực trong tương lai. Kết quả của chương trình chung này sẽ được tiếp tục triển khai bền vững, cải thiện tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em tại Việt Nam; đồng thời góp phần thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam, đặc biệt là việc thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ tại Việt Nam.

Bà Pratibha Mehta, điều phối viên Thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam cũng cho biết: "Chương trình chung đặc biệt ở chỗ quy tụ được tính chuyên môn của cả 3 cơ quan của Liên hợp quốc và Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nhờ thống nhất hành động, chúng ta có thể giải quyết được vấn đề an ninh lương thực, y tế và dinh dưỡng toàn diện và bền vững hơn".

Phương Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Phương Anh

19:32 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm