Theo dõi Báo Thanh tra trên
Đông Hà
Chủ nhật, 15/12/2024 - 21:00
(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Công ty Cổ phần Dược liệu Trung ương 2 vi phạm trong đấu thầu, cung ứng thuốc năm 2022 - 2024 tại Bệnh viện Đa khoa Ba Vì. Ảnh: T.L
Những sai phạm này không chỉ tác động tiêu cực đến nguồn cung và chất lượng thuốc trên thị trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng.
Trúng thầu dễ, giao thuốc khó
Theo hồ sơ, trong giai đoạn 2022–2024, nhiều nhà thầu đã vi phạm các quy định về tiến độ cung ứng thuốc tại Bệnh viện Đa khoa Ba Vì (Hà Nội).
Cụ thể, Công ty Cổ phần Dược liệu Trung ương 2 chậm cung ứng hai mặt hàng thuốc Cefepime Kabi 1g (Cefepim) và Paracetamol Kabi AD 1g.
Trong đấu thầu cung ứng thuốc giai đoạn 2023–2024, Công ty Cổ phần Dược phẩm Vipharco đã vi phạm tiến độ cung ứng thuốc Dobutamine Hameln 12,5mg/ml.
Tương tự, Công ty Cổ phần Thương mại và phát triển Hà Lan cũng chậm trễ trong việc cung ứng thuốc Bosviral 800mg.
Trước đó, theo báo cáo của Bệnh viện Đa khoa Gia Lâm, trong quá trình thực hiện đấu thầu tập trung giai đoạn 2022–2024 (tính đến tháng 7/2024), một số nhà thầu không đảm bảo tiến độ cung ứng thuốc cho bệnh viện.
Cụ thể, Công ty TNHH Dược phẩm U.N.I Việt Nam chậm cung ứng mặt hàng thuốc Medoclav 1g, với lý do giải trình là chưa có hàng. Trong khi đó, Công ty Cổ phần Vật tư Y tế Quảng Trị chậm cung ứng thuốc Cefuroxime Stada 250mg, viện dẫn nguyên nhân do hàng có hạn dùng ngắn.
Tháng 4 năm nay, trong báo cáo gửi Bộ Y tế và Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Bệnh viện Xanh Pôn) đã nêu rõ vi phạm của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Thái An trong quá trình cung ứng thuốc. Đơn vị này là nhà thầu liên quan đến gói thầu thuốc Generic thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc năm 2024.
Theo báo cáo, Bệnh viện Xanh Pôn nhận được công văn từ Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Thái An thông báo về việc chậm cung ứng thuốc Voxin 1g (Vancomycin). Việc chậm trễ này đã gây gián đoạn nghiêm trọng nguồn cung ứng loại kháng sinh thiết yếu tại bệnh viện.
Vancomycin là kháng sinh quan trọng trong điều trị nhiễm khuẩn gram (+) đa kháng, đặc biệt trong các trường hợp sốc nhiễm khuẩn. Việc không kịp thời cung cấp thuốc đã ảnh hưởng lớn đến công tác cấp cứu và khám chữa bệnh, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và quyền lợi của người bệnh, đặc biệt là các bệnh nhân tham gia bảo hiểm y tế.
Bệnh viện Xanh Pôn kiến nghị các cơ quan chức năng và nhà thầu xem xét giúp đỡ trong việc cung ứng thuốc sau khi đã có kết quả trúng thầu.
Nhà thầu chậm cung ứng thuốc là ai?
Công ty Cổ phần Dược liệu Trung ương 2, trụ sở tại 24 Nguyễn Thị Nghĩa, phường Bến Thành, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, là một trong những cái tên nổi bật trong lĩnh vực đấu thầu cung cấp thuốc cho các bệnh viện trên toàn quốc. Với bề dày kinh nghiệm, công ty này đã trúng hàng nghìn gói thầu tại nhiều bệnh viện ở các địa phương khác nhau.
Trong tháng 12/2024, Công ty Dược liệu Trung ương 2 ghi dấu ấn với việc trúng thầu một loạt gói thầu quan trọng. Điển hình là gói thầu mua thuốc generic tại Bệnh viện Quân Y 7A, cung cấp thuốc cho nhà thuốc Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng và một số gói thầu lớn khác như tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học…
Không chỉ Dược liệu Trung ương 2, Công ty Cổ phần Dược phẩm Vipharco, có trụ sở tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội, cũng là một đối thủ đáng gờm trong lĩnh vực cung cấp vật tư y tế. Vipharco đã khẳng định vị thế của mình khi liên tục trúng thầu tại các bệnh viện lớn như Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam và Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức…
Tương tự, Công ty Cổ phần Thương mại và phát triển Hà Lan, trụ sở tại quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, cũng đã ghi nhận nhiều thành công trong lĩnh vực đấu thầu cung ứng thuốc. Doanh nghiệp này đã trúng hàng trăm gói thầu tại các bệnh viện lớn như Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Phổi Hải Dương và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình…
Trong khi đó, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Thái An, đặt trụ sở tại quận Hà Đông, Hà Nội, cũng để lại dấu ấn riêng khi tham gia đấu thầu tại nhiều bệnh viện lớn. Đáng chú ý là các gói thầu tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam và Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương…
Dù là những doanh nghiệp lớn, có uy tín trên thị trường, song việc vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024 cho thấy các nhà thầu vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Điều này đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực, tuân thủ chặt chẽ các quy định, đảm bảo cung ứng thuốc đúng tiến độ hợp đồng, vì mục tiêu cao nhất là sức khỏe và lợi ích của người bệnh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau khi mua các vật liệu để chế tạo pháo nổ trên một tài khoản Tiktok, 3 học sinh lớp 6 ở huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk) đã làm theo hướng dẫn và phải nhập viện trong tình trạng đa chấn thương.
Ngọc Giàu
21:49 15/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Chính Bình
11:00 13/12/2024Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân