Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Anh
Thứ bảy, 30/11/2024 - 19:47
(Thanh tra) - Thời gian qua, nhiều vụ ngộ độc với số người nhập viện lớn, có trường hợp nguy kịch, thậm chí tử vong do ngộ độc thực phẩm cảnh báo mối nguy hại đến từ thực phẩm bẩn, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục siết chặt công tác quản lý an toàn thực phẩm hơn nữa.
Người dân cần nâng cao nhận thức trong sử dụng thực phẩm, kiên quyết không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, không bảo đảm an toàn thực phẩm. Ảnh: PV
Từ đầu năm 2024 đến nay, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên khắp cả nước. Từ vụ việc ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai đến vụ ngộ độc cơ sở bánh mì Hồng Ngọc 12, chi nhánh TP Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp…
Mới đây nhất, hơn 300 ca bệnh liên quan tới vụ ngộ độc sau ăn bánh mì tại tiệm bánh Cô Ba (TP Vũng Tàu) phải nhập viện điều trị với các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt.
Theo các chuyên gia y tế, thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm có liên quan đến vi khuẩn Salmonella. Một số vụ ngộ độc lớn gần đây đều do “thủ phạm” Salmonell.
Vi khuẩn Salmonella thường gây ra bệnh tiêu chảy, nhưng cũng có thể nhiễm bệnh đến các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm máu, xương và khớp xương. Hiện nay, thời tiết đang trong giai đoạn nắng nóng, với nền nhiệt độ cao, dễ khiến thức ăn bị ôi thiu, nhiễm vi khuẩn, nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hoá do ngộ độc thực phẩm tăng cao, nhất là từ các bữa ăn tập thể. Bên cạnh đó, một số vụ ngộ độc còn tìm được nguyên nhân do vi khuẩn tụ cầu nhiễm trong thức ăn.
Trong bối cảnh xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm trên cả nước, mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Bộ Y tế đã tham mưu để cấp địa phương, các cấp, các ngành, các đơn vị thực hiện bảo đảm an toàn thực phẩm, trong đó có 2 khuyến cáo là chọn thực phẩm sạch và nơi chế biến ăn uống phải đảm bảo vệ sinh.Theo đó, các địa phương phải kiên quyết không để các cơ sở chế biến thực phẩm, cung cấp suất ăn không có giấy đăng ký, bảo đảm an toàn thực phẩm hoặc không đủ điều kiện mà vẫn hoạt động… Các đơn vị kiểm soát chặt chẽ theo từng chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành có liên quan kiên quyết không để việc thu gom nguyên liệu trôi nổi ngoài thị trường không rõ nguồn gốc, xuất xứ cung cấp cho các bếp ăn tập thể.
Bộ Y tế cũng đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp không ký hợp đồng với các cơ sở không đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm. Đồng thời, các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, trước hết là nâng cao nhận thức của chủ doanh nghiệp, thủ trưởng đơn vị bảo đảm an toàn thực phẩm cho người lao động; nâng cao nhận thức cho cơ sở sản xuất thực phẩm…
Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, vấn đề an toàn thực phẩm không chỉ riêng Bộ Y tế quản lý, mà các cấp các ngành đều phải vào cuộc vì liên quan rất nhiều lĩnh vực.
Liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm, Chính phủ đã quy định rõ có ba cơ quan chịu trách nhiệm là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và Bộ Y tế. Ngoài ra, còn có trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp. Bên cạnh đó cũng phải kể đến ý thức của người dân thực hiện vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm.
Qua những vụ việc ngộ độc thực phẩm liên tiếp xảy ra thời gian qua có thể thấy xuất phát từ nhiều nguyên nhân, yếu tố khác nhau. Trong đó có trách nhiệm của nhà quản lý, người sản xuất kinh doanh và một phần trách nhiệm liên quan đến người tiêu dùng.
Hiện chế tài xử phạt cũng đã được quy định rõ trong Luật An toàn thực phẩm với mức xử phạt có thể tới 7 lần giá trị sản phẩm vi phạm.
Mới đây, ngày 11/10/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 38/CT-TTg về tăng cường phòng, chống ngộ độc thưc phẩm. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế tăng cường thực hiện công tác phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm, nhất là phòng ngừa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm, bảo đảm tốt nhất cho sức khỏe, tính mạng người dân khi xảy ra ngộ độc thực phẩm; chủ động và kịp thời hỗ trợ các địa phương xử lý, khắc phục hậu quả ngộ độc thực phẩm trong trường hợp cần thiết.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương phối hợp với Bộ Y tế trong điều tra nguyên nhân; chủ trì trong việc truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộ độc. Bộ Công an tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
UBND các tỉnh, thành phố ăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất việc chấp hành quy định về điều kiện bảo đảm ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, ATTP tại các chợ trên địa bàn…
Trong bối cảnh nguy cơ ngộ độc thực phẩm đe dọa, nhiều ý kiến cho rằng bên cạnh việc siết chặt công tác quản lý nhà nước, vấn đề cơ bản là cần làm tốt công tác tuyên truyền, trước hết là nâng cao nhận thức của chủ doanh nghiệp, thủ trưởng đơn vị bảo đảm an toàn thực phẩm cho người lao động; nâng cao nhận thức cho cơ sở sản xuất thực phẩm để bảo đảm ý thức hơn về an toàn thực phẩm cung ứng cho người dân và các đơn vị; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, để thay đổi hành vi của người dân mua thực phẩm, sử dụng thực phẩm, kiên quyết không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, không bảo đảm an toàn thực phẩm.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính một cá nhân kinh doanh hàng hoá là thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, với số tiền gần 100 triệu đồng.
Hương Trà
(Thanh tra) - Chiều 8/4, Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm (ATTP) tỉnh Điện Biên tổ chức tổng kết công tác đảm bảo ATTP năm 2024 và triển khai kế hoạch “Tháng hành động vì ATTP” năm 2025.
Trần Kiên
Huyền My
Bùi Bình
Phương Anh
Phương Anh
Hải Hà
Hương Trà
Thái Hải
Bảo Anh
Trung Hà
Hải Hà
Đông Hà
Chính Bình
Trần Quý
Trung Hà
Trần Quý