Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kỳ cuối: Hiệu quả quản lý Nhà nước đến đâu?

Thứ hai, 11/05/2015 - 06:47

(Thanh tra)- Có thể nói rằng, ngành Thực phẩm chức năng (TPCN) ở nước ta còn rất non trẻ, thị trường TPCN đã hình thành từ lâu, song chỉ thực sự bùng phát khoảng chục năm trở lại đây.

Hội thảo vai trò của TPCN và công tác quản lý do Bộ Y tế tổ chức

Trong thực tế, ở nước ta đã có những văn bản quy định tương đối rõ ràng đối với sản phẩm TPCN. Ngày 23/8/2004, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 08/2004/TT/-BYT về việc hướng dẫn quản lý TPCN. Năm 2011, luật về quản lý thực phẩm ra đời trong đó có đề cập đến việc quản lý TPCN, tuy nhiên hiệu quả chưa cao do còn nhiều bất cập trong việc hướng dẫn thi hành.

Gần đây, ngày 24/11/2014, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 43/2014/TT/-BYT thay thế Thông tư số 08/2004/TT-BYT quy định về việc quản lý sản phẩm TPCN, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thực phẩm dinh dưỡng y học, kể cả thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

Tại Thông tư số 43/2014/TT-BYT, Bộ Y tế yêu cầu các loại TPCN nhập khẩu và sản xuất trong nước đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy tại Bộ Y tế; nếu chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (ATTP) và đăng ký bản công bố phù hợp quy định ATTP của Cục ATTP (Bộ Y tế) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

Cơ sở sản xuất dược phẩm đã được cấp chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP) khi sản xuất TPCN sẽ được miễn phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP. Tại nhà thuốc phải có khu bày bán riêng cho sản phẩm TPCN.

Việc ghi nhãn đối với TPCN cũng được quy định tương đối chặt chẽ tại thông tư. Ngoài việc tuân thủ các yêu cầu như đối với thực phẩm thông thường, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, trên nhãn TPCN phải có công bố khuyến cáo về nguy cơ (nếu có); tên sản phẩm và các nội dung trên nhãn phải phù hợp với nội dung đã công bố và tài liệu kèm theo trong hồ sơ công bố sản phẩm.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải ghi cụm từ: “Chú ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” ngay sau phần ghi nhãn về công dụng của sản phẩm hoặc cùng chỗ với các khuyến cáo khác (nếu có).

Thực phẩm dùng cho chế độ ăn uống đặc biệt phải ghi cụm từ: “Sản phẩm dinh dưỡng cho (đối tượng cụ thể) trên mặt chính của nhãn để phân biệt với thực phẩm thông thường.

Đáng chú ý, Điều 4 yêu cầu báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng. Trong đó nêu ra tình huống bắt buộc phải thử nghiệm hiệu quả về công dụng của TPCN.

Một điểm mới nữa là công bố hàm lượng các chất trong mỗi sản phẩm. Kể từ sau ngày 15/1/2015, các doanh nghiệp bắt buộc phải định lượng các hoạt chất chính trong mỗi loại sản phẩm nếu các hoạt chất này kiểm nghiệm được tại các phòng kiểm nghiệm ở Việt Nam.

Với một sản phẩm bổ sung được công bố là có công dụng với sức khỏe chỉ được công bố khi hàm lượng hoạt chất chính đem lại tác dụng công bố trong sản phẩm đạt được từ 10% RNI (mức đáp ứng của các vi chất được bổ sung) trở lên và có bằng chứng khoa học cụ thể để chứng minh. Sản phẩm cũng bắt buộc phải công bố khuyến cáo về sức khỏe, liều lượng, đối tượng sử dụng và cách dùng phù hợp.

Một vấn đề cũng được quan tâm là kiểm nghiệm sản phẩm. Cơ quan quản lý sẽ tiến hành hậu kiểm, nếu trong quá trình thanh tra, kiểm tra (hậu kiểm) doanh nghiệp thực hiện không đúng như đã tự công bố trong hồ sơ thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị phạt tiền, yêu cầu thu hồi sản phẩm, thu hồi giấy phép, đưa thông tin vi phạm lên truyền thông đại chúng để người tiêu dùng biết…

Thông tư số 43/2014/TT/-BYT dù được đánh giá là tương đối chi tiết về việc hướng dẫn quản lý thị trường TPCN, tuy nhiên từ văn bản pháp quy trở thành hiện thực vẫn còn một khoảng cách khá lớn. Hy vọng rằng, với sự ra đời của Thông tư 43, cùng với áp lực của công chúng về sự đòi hỏi minh bạch của thị trường, các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này sẽ thực hiện tốt hơn công tác quản lý thị trường thực phẩm ở nước ta trong thời gian tới.

Theo kết quả điều tra của Hiệp hội TPCN Việt Nam, công bố cuối năm 2014: Năm 2000, cả nước có 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh TPCN, đến năm 2013 tăng lên là 3.512. Nếu như năm 2000 mới có 63 sản phẩm TPCN xuất hiện trên thị trường thì đến năm 2013 khoảng 10.000, trong đó khoảng 40% là sản phẩm nhập khẩu. Kết quả của đợt kiểm tra và thông báo của Bộ Y tế vào vào ngày 7/7/2014 cho thấy, có đến 2.000/4.500 cơ sở sản xuất, kinh doanh được kiểm tra đã vi phạm quy định về ATTP. Cục ATTP thanh tra, kiểm tra trong sản xuất kinh doanh TPCN Theo thống kê của Cục ATTP, từ đầu năm 2015 đến giữa tháng 2/2015, đã phát hiện và xử phạt 38 cơ sở vi phạm vệ sinh ATTP với số tiền lên đến hơn 600 triệu đồng. Trong năm 2015, Cục ATTP sẽ phối hợp với các cơ quan pháp lý như Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, các đơn vị phát hành quảng cáo, cơ quan báo chí để thông báo về các sản phẩm đã được xác định thẩm định quảng cáo cũng như thông báo về những sản phẩm, những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã từng vi phạm. Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xử lý nghiêm các trang mạng, đơn vị quảng cáo, nhà in thực hiện cũng như các kênh truyền thông quảng cáo không đúng theo quy định. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng yêu cầu tăng cường thông tin đến các cơ quan chức năng tại các tỉnh, thành trong cả nước, yêu cầu phối hợp để xử lý có hiệu quả những vi phạm về sản xuất, kinh doanh mặt hàng này. Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP cho biết, trong năm 2015, sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra và tập trung xử lý vi phạm đối với sản phẩm TPCN. Chế tài có đủ và mức xử phạt khá cao, thực hiện các hình phạt bổ sung thật nghiêm khắc.

Thạc sỹ Nguyễn Hữu Tú

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Phương Anh

19:32 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm