Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kỳ II: Cần cái nhìn chân thật

Thứ năm, 07/05/2015 - 06:40

(Thanh tra)- Không nên vì một số rùm beng trên thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) thời gian qua mà “bôi xấu” hay kỳ thị TPCN. Điều cần làm là phải hiểu đúng, hiểu rõ về mặt hàng này. Bởi vì, TPCN có những ưu điểm nhất định, nếu hiểu không đúng sẽ gây thiệt thòi cho người tiêu dùng (NTD).

Ảnh minh họa

Hiểu TPCN thế nào cho đúng?

Ở mỗi nước, TPCN được gọi bằng những thuật ngữ khác nhau: TPCN theo nghĩa tiếng Anh (functional foods) là các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc là thực phẩm trong quá trình chế biến được bổ sung thêm các chất “chức năng”.

Các nước châu Âu gọi là thực phẩm thuốc (alicaments) hoặc thực phẩm bổ sung dinh dưỡng (food suplement). Theo khái niệm của người Nhật, TPCN là những thực phẩm có chứa những thành phần tuy không có giá trị dinh dưỡng cao nhưng giúp nâng cao sức khỏe cho người sử dụng. Trung Quốc gọi là thực phẩm bổ dưỡng bảo vệ sức khỏe. Việt Nam gọi là TPCN...

Theo Viện Khoa học Đời sống Quốc tế, “TPCN là thực phẩm có lợi cho một hay nhiều hoạt động của cơ thể như cải thiện tình trạng sức khỏe và làm giảm nguy cơ mắc bệnh hơn là so với giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại”. Nghĩa là, TPCN là những thực phẩm hay thành phần của chế độ ăn có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe nhiều hơn giá trị dinh dưỡng cơ bản.

Theo Bộ Y tế, TPCN là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh.

Tùy theo công thức, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, TPCN còn có tên gọi khác như: Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm dinh dưỡng y học ...

Phân biệt TPCN

TPCN khác với thực phẩm thông thường ở những điểm sau:

Được sản xuất, chế biến theo công thức bổ sung một số thành phần có lợi hoặc loại bớt một số thành phần bất lợi. Việc bổ sung hay loại bớt phải được chứng minh và cân nhắc một cách khoa học đồng thời phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép (phải đăng ký tiêu chuẩn chất lượng).

Có tác dụng với sức khỏe (tác dụng với một số chức năng sinh lý của cơ thể) nhiều hơn là các chất dinh dưỡng thông thường. Nghĩa là, TPCN ít tạo ra năng lượng cho cơ thể như những thực phẩm thông thường (thịt, cá, rau, đậu, trứng, sữa...) nhưng lại chứa nhiều vi chất (vitamin; chất khoáng...) hơn thực phẩm thông thường.

Liều sử dụng nhỏ, thường tính bằng gram (g) hoặc miligram (mg).

Đối tượng sử dụng có chỉ định rõ ràng như người già, trẻ em, phụ nữ tuổi mãn kinh, người có hội chứng thiếu vi chất, rối loạn chức năng sinh lý nào đó ...

TPCN không phải là thuốc

Đối với TPCN, nhà sản xuất công bố trên nhãn sản phẩm là thực phẩm, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) phù hợp với những quy định về vệ sinh ATTP của Cục ATTP (Bộ Y tế). Còn đối với thuốc, nhà sản xuất công bố trên nhãn sản phẩm là thuốc có tác dụng chữa bệnh, phòng bệnh với công dụng, chỉ định, liều dùng, chống chỉ định. Tóm lại, thuốc là những sản phẩm dùng để chữa bệnh còn TPCN không thể dùng vào việc này.

Có thể sử dụng thường xuyên lâu dài nhằm nuôi dưỡng, bổ dưỡng hoặc phòng ngừa các nguy cơ gây bệnh mà vẫn an toàn, không có độc hại, không có phản ứng phụ.

NTD có thể sử dụng theo “hướng dẫn cách sử dụng” của nhà sản xuất ghi trên nhãn sản phẩm mà không cần khám bệnh hoặc thầy thuốc phải kê đơn.

Các lưu ý khi sử dụng TPCN

Đối với những thực phẩm ở dạng tự nhiên, việc chọn lựa cần lưu ý là, chọn những thực phẩm tươi mới, đảm bảo vệ sinh ATTP như không chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, không nhiễm vi khuẩn, virus… Để đạt được những lợi ích về sức khỏe, cần sử dụng thường xuyên với số lượng khuyến nghị.

Những sản phẩm đã qua chế biến, đòi hỏi NTD phải có khả năng đọc nhãn sản phẩm ghi trên bao bì hoặc hướng dẫn cách sử dụng kèm theo sản phẩm. TPCN thường được đóng gói giống như thực phẩm thông thường, hoặc đôi khi đóng gói giống như thuốc (dạng viên con nhộng hoặc viên nén). Ngoài những thông tin của thực phẩm thông thường, TPCN bắt buộc phải ghi rõ tên nhóm.

TPCN rất đa dạng, có đến hàng nghìn sản phẩm khác nhau, nhưng chúng được phân ra thành từng nhóm như sau:

Nhóm TPCN bổ sung vitamin và khoáng chất.

Nhóm TPCN bổ sung chất xơ.

Nhóm TPCN giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa.

Nhóm TPCN loại bỏ bớt một số thành phần.

Nhóm TPCN cho những chất dinh dưỡng đặc biệt.

Nhóm TPCN hỗ trợ giảm cân.

Ngoài ra, trên bao bì thường cung cấp hai loại thông tin: Một là, xác nhận có lợi cho sức khỏe, ví dụ như sản phẩm dành cho người tiểu đường hoặc sản phẩm dùng để nuôi qua ống thông dạ dày. Những sản phẩm có xác nhận về sức khỏe phải được cơ quan y tế chứng nhận trước khi đưa ra thị trường. Hai là, xác nhận về cấu trúc chức năng. Những sản phẩm này dùng để chuyển tải những lợi ích tiềm tàng (chưa chắc chắn) đối với sức khỏe con người. Ví dụ, thực phẩm bổ sung oligofructose có tác dụng hỗ trợ đường tiêu hóa; sản phẩm có chứa chondroitin, glucosamin, canxi gluconate có tác dụng tăng dịch khớp, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị các nguy cơ thoái hóa hệ thống xương khớp, loãng xương. Hoặc có những loại sản phẩm có chứa nhiều loại acid amin và các nguyên tố vi lượng: Kẽm ( Zn), Iốt ( I2), Sắt ( Fe)... được gọi là nguyên sinh chất men bia tươi giúp trẻ em tăng chiều cao. Những xác nhận về cấu trúc chức năng có thể do tác dụng đã được biết đến của một hay nhiều thành phần có sẵn hoặc được bổ sung vào thực phẩm.

Để lựa chọn đúng những thực phẩm cần thiết, NTD nên đọc kỹ cả phần đối tượng sử dụng, liều dùng, công dụng, các lưu ý đặc biệt xem có phù hợp với mục đích sử dụng hay không. Đặc biệt là không thể quên xem tên, địa chỉ của nhà sản xuất, số điện thoại... để có thể tìm hiểu thêm về thân thế của nhà sản xuất này.

Kỳ III: Hiệu quả quản lý Nhà nước đến đâu?

ThS Nguyễn Hữu Tú

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Phương Anh

19:32 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm