Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 26/06/2018 - 06:24
(Thanh tra)- Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc triển khai bảo hiểm y tế (BHYT).
Cả nước có tới 83,4% người nhiễm HIV đang điều trị bằng thuốc kháng vi-rút (ARV) có thẻ BHYT. Trong đó 5 tỉnh, thành phố có 100% người nhiễm HIV đang điều trị bằng thuốc ARV có thẻ BHYT và 30 tỉnh, thành phố tỷ lệ này đạt hơn 90%. Theo tính toán, đến năm 2019 có 191 cơ sở điều trị tại 63 tỉnh, thành phố nhận thuốc ARV nguồn BHYT, tương ứng hơn 48.000 bệnh nhân với tổng chi phí chi trả là 21,6 tỷ đồng. Đến 2020, sẽ có hơn 106.000 bệnh nhân nhận thuốc BHYT với tổng chi phí 62 tỷ đồng.
Theo bà Dương Thúy Anh (Cục Phòng, chống HIV/AIDS), độ bao phủ BHYT tại nước ta tuy tăng nhưng vẫn chưa ổn định và bền vững. Năm 2016, mới có 50% bệnh nhân HIV có thẻ BHYT. Đến tháng 3/2018, con số này là 83%. Một số bệnh nhân HIV không mặn mà với bảo BHYT do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, tâm lý lo ngại thông tin cá nhân bị công khai. Trong khi đó có không ít người nhiễm HIV không có giấy tờ tùy thân. Kết quả cuộc khảo sát mới đây ghi nhận khoảng 10% người nhiễm HIV không có giấy tờ tùy thân.
"Về căn cứ pháp lý, hiện đã có Quyết định 2188 và Thông tư số 15 của Bộ Y tế về hướng dẫn khám, chữa bệnh BHYT đối với người nhiễm HIV và người sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS. Thông tư số 15 đang được chỉnh sửa và nội dung quan trọng nhất cần được bộ tháo gỡ, đó là nên chuyển từ bắt buộc các thành viên trong gia đình của người nhiễm HIV cùng mua thẻ BHYT thành không bắt buộc. Vì một số bệnh nhân HIV do kinh tế khó khăn không đủ nguồn tài chính để mua BHYT theo hộ gia đình", bà Dương Thúy Anh cho biết.
Bà Stephanie De Goes, Điều phối viên Chương trình Hỗ trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR) cho rằng, BHYT là cột sống của chương trình điều trị HIV/AIDS bền vững của một quốc gia, đặc biệt là tại Việt Nam. Khi người nhiễm HIV không có BHYT, họ sẽ gặp khó khăn về tài chính khi điều trị ARV, dẫn đến tình trạng bỏ điều trị, làm gia tăng tình trạng kháng thuốc. Công tác điều trị sẽ rất khó khăn, tốn kém. Trong khi đó, hiện nay nhiều người nhiễm HIV chưa hiểu hết được lợi ích của BHYT. Thậm chí một số người cho rằng thuốc ARV vẫn đang được cấp miễn phí nên không cần tham gia BHYT và không biết rằng trong thời gian tới họ sẽ phải tự chi trả tiền thuốc điều trị.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, điều trị ARV cho bệnh nhân HIV là liên tục và suốt đời, trong khi chi phí trung bình cho mỗi bệnh nhân có thể gần 20 triệu đồng/năm. Do đó, làm sao để người nhiễm HIV vượt qua rào cản tự ti, chủ động tham gia BHYT ngay từ hôm nay chính là giải pháp lâu dài, bền vững để đi đến chiến thắng trong cuộc chiến không ngừng nghỉ với đại dịch HIV/AIDS.
Cũng theo ông Long, việc thanh toán điều trị đối với bệnh nhân HIV qua BHYT là bắt buộc, được thể chế hóa bằng những quy định của pháp luật. Vì vậy các địa phương cần sớm triển khai thanh toán điều trị đối với bệnh nhân HIV qua BHYT theo đúng quy định pháp luật. Các tỉnh, thành phố trong cả nước cần tập trung xây dựng ngay kế hoạch điều trị bệnh nhân HIV từ các nguồn viện trợ sang điều trị BHYT.
Lãnh đạo Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương xây dựng ngay kế hoạch điều trị bệnh nhân HIV từ các nguồn viện trợ sang điều trị BHYT. Cần thiết phải lập cơ sở dữ liệu quốc gia về HIV/AIDS. “Một số vấn đề vướng mắc trong việc tham gia BHYT của người nhiễm HIV cũng đã được tiếp thu và dự kiến sẽ đưa vào các văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi trong thời gian tới, nhằm tạo thuận lợi nhất cho người nhiễm HIV tham gia và sử dụng thẻ BHYT”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Ngọc Diệp
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Phương Anh
19:32 13/12/2024(Thanh tra) - Nhiều người bệnh ung thư giai đoạn cuối tại Việt Nam và Mỹ sẽ được thử nghiệm lâm sàng thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418.
Chính Bình
11:00 13/12/2024Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền