Theo dõi Báo Thanh tra trên
PV
Thứ ba, 13/07/2021 - 09:53
(Thanh tra) - Quyết định số 3355 được ban hành ngày 8/7/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 năm 2021- 2022 đã khiến không ít lao động ngành bán lẻ lo lắng.
Dù đảm bảo 5K phòng dịch, các nhân viên của hệ thống siêu thị cần sớm được tiêm phòng vắc xin
Bởi lẽ, họ không tìm thấy mình trong 16 nhóm đối tượng được ưu tiên sử dụng vắc xin trong khi họ là đối tượng tiếp xúc rất nhiều người và không được bỏ vị trí làm việc theo yêu cầu của Chính phủ là vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.
Chị Lê Thị Hiền, một nhân viên làm việc tại VinMart+ cho biết: “Em và các bạn đều chưa được tiêm vắc xin dù từ 6h sáng đến 10h đêm tiếp xúc với rất nhiều người. Chúng em cũng là đối tượng không được nghỉ làm việc tại nhà kể cả trong điều kiện dịch bệnh phức tạp như TP Hồ Chí Minh hiện nay và có nguy cơ lây lan vào các hệ thống bán lẻ và các doanh nghiệp sản xuất. Bởi vì chúng em phải thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ và Bộ Công thương là các doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ đang ngày đêm dốc toàn lực để cung ứng đầy đủ và thường xuyên hàng hóa nhu yếu phẩm, đảm bảo không bị đứt gãy chuỗi cung ứng”.
Chị Nguyễn Thị Linh, nhân viên thu ngân của VinMart+ cũng chia sẻ: “Còn nhớ đợt dịch trước, có 1 – 2 khách hàng lây nhiễm cho nhân viên tại BigC đã gây nên một lo lắng lớn. Hay gần đây nhất, ngày 28.6, nhân viên bán hàng tại siêu thị Co.opmart trên đường Âu Cơ (P.14, Q.Tân Bình) bị nhiễm Covid-19 là cần khoanh vùng và xử lý rất rộng. Em cứ tin rằng nhân viên của hệ thống siêu thị là đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin vì chúng em phải đảm bảo chuỗi cung ứng nhu yếu phẩm cho người tiêu dùng, không được nghỉ; nguy cơ lây nhiễm lại cao. Vậy mà trong qui định mới nhất của Bộ Y tế thì nhóm thực hiện nhiệm vụ sản xuất và cung ứng hàng hóa thiết yếu lại không được đưa vào nhóm được ưu tiên vắc xin. Mới đây, báo chí lại đưa vụ việc công nhân của một công ty ở Bình Dương xô đổ cả cổng khi nghe tin công ty có người nhiễm. Vì vậy, chúng em rất lo lắng ”.
Tìm theo những lời chia sẻ này, chúng tôi được biết nỗi lo lắng về việc đứng ngoài nhóm ưu tiên vắc xin của khối thực hiện nhiệm vụ sản xuất và cung ứng hàng hóa thiết yếu là có thật.
Giám đốc Công ty TNHH Masan MB tại Nghệ An Trần Mạnh Cường chia sẻ: "Masan MB chuyên sản xuất các loại hàng hóa tiêu dùng, với quy mô gần 1.000 cán bộ, công nhân viên. Trước tình hình dịch Covid-19, ngay từ rất sớm, công ty đã thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch và xây dựng kế hoạch, kịch bản ứng phó thích ứng với từng giai đoạn của dịch bệnh. Công ty có những yêu cầu hết sức khắt khe trong phòng chống dịch".
Theo đó, Masan MB đã thực hiện nghiêm việc kiểm soát người ra, vào cơ sở sản xuất. Tại cổng ra vào, công ty đã thiết lập điểm chốt phòng, chống dịch. Người vào công ty đều phải khai báo y tế, đo thân nhiệt, khử trùng và được yêu cầu đeo khẩu trang đúng cách… Các loại phương tiện vào công ty, kể cả xe đưa đón công nhân viên đều được khử trùng bề mặt. Đối với xe đưa đón công nhân, khi nhân viên lên xe đều được yêu cầu khử trùng, xịt khuẩn tay, đo thân nhiệt. Đối với phương tiện đến từ vùng dịch thì được phun khử khuẩn cả buồng lái, tài xế phải mặc đồ chống dịch, ngồi trong xe suốt thời gian ở nhà máy... Tuy nhiên, để chống dịch hiệu quả và triệt để, còn cần phải đảm bảo tiêm vắc xin cho cán bộ, công nhân viên.
Một lãnh đạo của Masan Group cũng cho biết: Masan có 30 nhà máy, trong đó có các tổ hợp chế biến thực phẩm, đặt tại hàng chục tỉnh thành trên cả nước. Hệ thống bán lẻ hiện đại VinMart, VinMart+ của Masan có gần 2.500 điểm bán lẻ phủ rộng trên cả nước với hơn 22.000 nhân viên bán lẻ. Tổng cộng, Masan có gần 40.000 nhân viên. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có 6.500 nhân viên được tiêm vaccine.
Theo bà Nguyễn Thị Phương, Phó tổng giám đốc VinCommerce: "Hệ thống bán lẻ của VCM gồm 112 siêu thị Vinmart và 2.500 cửa hàng Vinmart+ tại 59 tỉnh và thành phố trên cả nước. Hàng ngày, đội ngũ này phải tiếp xúc với hàng triệu lượt khách hàng, mặc dù đang tuân thủ nghiêm các quy định về 5K của Bộ Y tế, song nguy cơ bị lây nhiễm, phơi nhiễm dịch Covid-19 rất cao”.
Ngày 5-6-2021, tại lễ ra mắt Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì, Tập đoàn Masan đã trao tặng nguồn kinh phí 60 tỉ đồng nhằm hỗ trợ mua vắc xin phòng dịch.
Trước đó, kể từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát, Masan và các công ty thành viên đã tích cực ủng hộ phòng chống dịch bệnh. Qua các mùa dịch bùng phát, doanh nghiệp này đã đóng góp hàng trăm nghìn sản phẩm thiết yếu đến lực lượng tuyến đầu chống dịch, các khu cách ly, bệnh viện... với giá trị lên đến gần 10 tỉ đồng.
Vị đại diện này cũng cho biết, lo lắng cho sức khỏe của người lao động và đảm bảo sản xuất phải an toàn, Masan Group đã có nhiều văn bản kiến nghị đưa nhóm thực hiện nhiệm vụ sản xuất và cung ứng hàng hóa thiết yếu vào nhóm được ưu tiên vắc xin. Bộ Công thương cũng có văn bản đề nghị lên Chính phủ và Bộ Y tế đề nghị cùng nội dung này. Tuy nhiên, tại Quyết định 3355/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 8/7 về Kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 năm 2021 – 2022, nhóm nhân viên ngành bán lẻ và sản xuất hàng tiêu dùng nhu yếu phẩm không nằm trong nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu. Điều này gây nên sự bất cập và có thể là “lỗ hổng” trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Một lãnh đạo Tập đoàn Masan cũng khẳng định, việc người lao động trong lĩnh vực bán lẻ tiếp xúc cao với các nguy cơ lây nhiễm khi hàng ngày tiếp xúc hàng trăm lượt khách. Họ lo lắng cho an toàn sức khoẻ và có xu hướng xin nghỉ việc nếu không được tiêm vắc xin.
Tập đoàn Masan kiến nghị Bộ Y tế bổ sung nhân viên bán lẻ và sản xuất nhu yếu phẩm vào đối tượng tiêm chủng, đồng thời mong muốn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo các tỉnh, thành cho nhóm đối tượng này.
Quyết định số 3355 của Bộ Y tế qui định 16 nhóm đối tượng được ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch và lực lượng tuyến đầu trong thúc đẩy, phát triển kinh tế gồm: Người làm việc trong các cơ sở y tế, ngành y tế (công lập và tư nhân); Người tham gia phòng chống dịch (Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ Covid dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên...); Lực lượng Quân đội; Lực lượng Công an; Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam và thân nhân được cử đi nước ngoài; người làm việc trong các cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự, các tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam; Hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh; Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước; Giáo viên, người làm việc, học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; lực lượng bác sỹ trẻ; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính; các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng, đấu giá... thường xuyên tiếp xúc với nhiều người; Người mắc các bệnh mạn tính; Người trên 65 tuổi; Người sinh sống tại các vùng có dịch; Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội; Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài hoặc có nhu cầu xuất cảnh để công tác, học tập và lao động ở nước ngoài; chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Các đối tượng là người lao động, thân nhân người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp kinh doanh vận tải, tín dụng, du lịch...), cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu như các cơ sở lưu trú, ăn uống, ngân hàng, chăm sóc sức khỏe, dược, vật tư y tế... cơ sở bán lẻ, bán buôn, chợ, công trình xây dựng, người dân ở vùng, khu du lịch; Các chức sắc, chức việc các tôn giáo; Người lao động tự do; Các đối tượng khác theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và đề xuất của các đơn vị viện trợ vắc xin cho Bộ Y tế.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cùng với việc xây dựng đô thị văn minh, phát triển toàn diện, thời gian qua, TP. Đồng Hới đã nỗ lực thực hiện các biện pháp, triển khai các mô hình, tạo môi trường trong lành, hướng tới thành phố du lịch không khói thuốc. Dù còn phụ thuộc nhiều yếu tố để “về đích”, nhưng trước mắt người dân thành phố đã nêu cao ý thức, cùng chung tay thực hiện.
Hương Trà
22:00 16/11/2024(Thanh tra) - Ngày 15/11, Bộ Y tế tổ chức Tọa đàm cung cấp thông tin báo chí về thực trạng tiêu thụ, tác hại của sử dụng đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt trong kiểm soát tiêu dùng.
Phương Anh
16:58 15/11/2024Hương Trà
14:20 15/11/2024Mai Lê
11:52 15/11/2024Cảnh Nhật
10:15 15/11/2024Hương Giang
10:13 15/11/2024Hương Trà
Trung Hà
Trung Hà
Hương Trà
Hải Hà
Trung Hà
Trọng Tài
Minh Tân
Cảnh Nhật
Trọng Tài