Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 03/08/2018 - 21:15
(Thanh tra) - Đó là phát biểu của TS. Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội tại Hội nghị giao ban công tác khám chữa bệnh (KCB) và tự chủ bệnh viện quý II/2018 diễn ra chiều ngày 2/8.
TS. Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội phát biểu tại Hội nghị giao ban công tác KCB và tự chủ quý II/2018. Ảnh: Lê Phương
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm, công tác KCB đã đạt nhiều kết quả, tổng số bệnh nhân đến khám 3.285.230 lượt người (tăng 6,23% so với cùng kỳ năm 2017 là 3.092.683 lượt người); tổng số phẫu thuật là 70.659 ca (tăng 7,6% so cùng kỳ); công suất sử dụng giường bệnh tính theo giường kế hoạch 6 tháng đầu năm 2018 là 107,41% tính theo giường thực tế là 90,25%, như vậy về tổng thể toàn ngành không còn tình trạng người bệnh nằm ghép.
Để có được điều này, khoa khám bệnh tại các bệnh viện đã làm tốt quy trình khám bệnh, nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh như: Sắp xếp quy trình khám bệnh đảm bảo dây chuyền phòng khám một chiều, thuận tiện, liên hoàn với các bộ phận xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh; hoạt động công nghệ thông tin được các bệnh viện khẩn trương áp dụng trong các quy trình khám bệnh góp phần rút ngắn thời gian chờ khám của người bệnh; tăng cường điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh đối với những trường hợp nhẹ, bệnh mạn tính để giảm tải điều trị nội trú…
Mặt khác, tại các bệnh viện của ngành đã phát triển nhiều kỹ thuật cao, chuyên sâu trong chẩn đoán điều trị ngang tầm với các bệnh viện Trung ương như: Đối với sản phụ khoa có thụ tinh trong ống nghiệm; tim mạch có phẫu thuật APSO typs 3,4, phẫu thuật tim mở ít xâm lấn có hỗ trợ của nội soi… ung bướu có chụp PET/CT, chụp mạch số hóa xóa nền, nút mạch hóa dầu điều trị ung thư gan, xạ trị biến liền; phẫu thuật tạo hình có cắt và tạo hình thực quản qua nội soi, thay đoạn động mạch nhân tạo, nội soi khớp háng điều trị hội chứng va đập chỏm ổ cối FAI, phẫu thuật điều trị khớp bánh chè bẩm sinh…
Trong thời gian tới, các bệnh viện trực thuộc ngành sẽ tiếp tục xây dựng phác đồ điều trị, quy trình kỹ thuật trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Y tế phù hợp với điều kiện của bệnh viện để làm cơ sở pháp lý cho việc thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT); thực hiện việc chuyển tuyến hợp lý đến các chuyên khoa đầu ngành của ngành Y tế cũng như thực hiện thông tuyến BHYT tại tuyến huyện; thực hiện cải tiến chất lượng bệnh viện như các khoa Khám bệnh, khoa Cận lâm sàng, Cấp cứu - hồi sức tích cực…
Về công tác tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP ở các bệnh viện công lập trực thuộc ngành được Sở Y tế triển khai tích cực. Ngày 20/4/2018, Sở Y tế có Quyết định số 511/QĐ-SYT về việc giao quyền tự chủ tài chính năm 2018 cho các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở đợt 1 cho 60 đơn vị (trong đó có 18 đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động; 36 đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động; 6 đơn vị do ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).
Ngày 31/7/2018, Sở Y tế có quyết định số 1268/QĐ-SYT về việc giao quyền tự chủ tài chính năm 2018 cho các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế đợt 2 cho 16 đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động.
Tại các đơn vị, sau khi được tự chủ đã chủ động sử dụng nguồn lực tài chính để thực hiện nhiệm vụ được giao, chủ động phân bổ nguồn tài chính của đơn vị theo nhu cầu chi tiêu trên tinh thần tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả, khuyến khích các đơn vị mở rộng hoạt động dịch vụ, tăng nguồn thu, thu nhập của người lao động từng bước được cải thiện, phân phối tiền lương của đơn vị sự nghiệp đã gắn với hiệu quả chất lượng công việc thông qua quy chế chi tiêu nội bộ; khi tiến hành tự chủ lãnh đạo các bệnh viện chủ động trong điều hành, quản lý bệnh viện hiệu quả hơn; các đơn vị chủ động vay vốn, huy động vốn ngoài ngân sách để đầu tư phát triển hoạt động công tác KCB tại đơn vị…
Tuy nhiên, công tác tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập còn gặp những khó khăn như: Chưa có chính sách đãi ngộ hợp lý, chính sách thu hút đối với cán bộ y tế, nhất là cán bộ giỏi về công tác tại các bệnh viện, viên chức y tế lương ngạch bậc thấp, thu nhập tăng thêm thấp hoặc không có dẫn đến có tình trạng chuyển dịch cán bộ y tế; cơ sở hạ tầng, trang thiết của các đơn vị có sự khác biệt khá lớn do mức đầu tư từ ngân sách Nhà nước còn hạn chế nên chưa đảm bảo hiệu quả KCB, nhất là các bệnh viện tuyến huyện; hai ngành Y tế và Bảo hiểm chưa có văn bản hướng dẫn giải quyết các vướng mắc trong thanh toán chi phí KCB BHYT; việc BHYT thanh toán chi phí KCB cho các bệnh viện còn chậm cho nên rất khó khăn cho các bệnh viện về kinh phí để thực hiện tự chủ trong tình hình hiện nay…
Phát biểu kết luận hội nghị, TS. Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế nhấn mạnh, việc bảo đảm không còn tình trạng người bệnh phải nằm ghép thời gian qua là sự cố gắng không nhỏ của ngành Y tế Thủ đô trong thời gian qua.
Để công tác KCB và tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian tới có nhiều kết quả, TS Nguyễn Khắc Hiền yêu cầu các đơn vị lập kế hoạch triển khai các hoạt động tại bệnh viện căn cứ trên phương án tự chủ tài chính mà đơn vị đã xây dựng; lập và giám sát kế hoạch nguồn kinh phí. Đây là khâu trọng yếu trong hoạt động quản lý của bệnh viện.
Trong cơ chế tự chủ với những khó khăn của công tác quản lý tài chính bệnh viện cần phải lập và giám sát kế hoạch nguồn kinh phí để đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên và đảm bảo cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu KCB cho nhân dân; cải cách công tác quản lý bệnh viện, các bệnh viện tổ chức tốt công tác thường trực cấp cứu, tiếp nhận bệnh nhân vào điều trị nội trú, cung ứng đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các quy chế chuyên môn.
Đồng thời, tăng cường đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa y tế, công tác sử dụng công nghệ thông tin xây dựng phần mềm “Quản lý bệnh viện” đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu quản lý nghiệp vụ, quản lý tốt hồ sơ hành chính và giám định, thanh toán chi phí KCB BHYT; các bệnh viện tăng cường tuyên truyền cho cán bộ nhân viên nâng cao tinh thần trách nhiệm thái độ phục vụ người bệnh, ý thức tổ chức kỷ luật lao động, trao dồi đạo đức nghề nghiệp, mang lại hiệu quả đích thực cho hoạt động của bệnh viện cũng như thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.
Lê Phương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Phương Anh
19:32 13/12/2024(Thanh tra) - Nhiều người bệnh ung thư giai đoạn cuối tại Việt Nam và Mỹ sẽ được thử nghiệm lâm sàng thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418.
Chính Bình
11:00 13/12/2024Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà