Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ sáu, 06/01/2023 - 15:36
(Thanh tra) - Giám đốc Sở Y tế TP Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho hay, những khó khăn trong công tác mua sắm trang thiết bị, vật tư tiêu hao phục vụ công tác phòng chống dịch ở địa phương chưa có những văn bản để giải quyết.
Giám đốc Sở Y tế TP Hà Nội Trần Thị Nhị Hà
Ngày 6/1, tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần 2, Quốc hội thảo luận tại tổ về đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết 30/2021/QH15 các chính sách phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Nêu ý kiến, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà nói, Nghị quyết 30 là sáng kiến pháp luật, thể hiện trách nhiệm, tinh thần chủ động, đồng hành của Quốc hội với Chính phủ và cả hệ thống chính trị trong phòng chống dịch COVID -19.
“Qua báo cáo, chúng tôi nhận thấy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã nỗ lực triển khai Nghị quyết 30 với tinh thần khẩn trương, chủ động, linh hoạt với những giải pháp chưa có trong tiền lệ”, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh.
Trong đó, Chính phủ và Bộ Y tế đã chủ động ban hành 7 nghị quyết đặc thù để triển khai việc mua vaccine cho chiến lược tiêm chủng quốc gia.
Theo đại biểu Trần Thị Nhị Hà, việc ban hành nghị quyết này mới chỉ giải quyết được những vướng mắc của Trung ương.
Còn những khó khăn trong công tác mua sắm trang thiết bị, vật tư tiêu hao phục vụ công tác phòng chống dịch ở địa phương chưa có những văn bản để giải quyết.
“Khi mua sắm trang thiết bị, vật tư tiêu hao phục vụ công tác phòng chống dịch, ở địa phương chúng tôi vẫn thực hiện theo những quy định chung như Luật Đấu thầu, mà chưa có những quy định cụ thể để hướng dẫn Nghị quyết 30 của Quốc hội”, bà Hà cho hay.
Theo bà Hà, tại thời điểm dịch bệnh bùng phát, nhu cầu sử dụngtrang thiết bị, vật tư rất lớn để khai khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch.
Do đó, nhiều địa phương đã phải huy động, trưng dụng các nguồn lực cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực của khu vực tư nhân hoặc phải rút ngắn thủ tục, thời gian.
Trong khi đến nay vẫn chưa có quy định về việc mua sắm trong thời điểm phòng chống dịch, huy động về giá, trang thiết bị, vật tư tiêu hao. “Đấy là những khó khăn, vướng mắc rất lớn ở địa phương thực hiện phòng chống dịch”, bà Hà nêu.
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội mong muốn Chính phủ sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể để địa phương giải quyết khó khăn này.
Đại biểu Trương Xuân Cừ (đoàn TP Hà Nội) cho rằng, sau khi Nghị quyết 30 ra đời, việc hướng dẫn của b, ngành với địa phương còn chậm.
Việc hướng dẫn của một số địa phương cũng tính toán chưa kỹ, chưa chặt chẽ nên việc thực hiện còn khó khăn, nhất là việc thanh quyết toán cho người chưa bệnh COVID-19, cán bộ y tế cấp cơ sở, người tham gia phòng chống dịch chưa kịp thời.
Ông Cừ đề nghị Chính phủ sớm giải quyết, hỗ trợ kinh phí để thanh quyết toán. Cạnh đó kiến nghị Quốc hội làm tốt hơn nữa cho công tác tư tưởng chính trị cho cán bộ y tế. Các chế độ chính sách cho cán bộ y tế cần phải quan tâm hơn nữa.
Nghị quyết số 30 ngày 28/7/2021 của Quốc hội đã giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương những quyền hạn đặc thù, đặc biệt, đặc cách để đáp ứng yêu cầu cấp bách phòng chống dịch COVID-19.
Đến nay, các biện pháp quy định tại Nghị quyết 30 đã chính thức hết hiệu lực thi hành từ ngày 31/12/2022.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Phương Anh
19:32 13/12/2024(Thanh tra) - Nhiều người bệnh ung thư giai đoạn cuối tại Việt Nam và Mỹ sẽ được thử nghiệm lâm sàng thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418.
Chính Bình
11:00 13/12/2024Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền