Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 22/09/2017 - 09:26
(Thanh tra) - Ngày 21/9, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn I thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống kháng thuốc.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại Hội nghị
Tỷ lệ dùng kháng sinh ở bệnh viện tuyến dưới cao
Theo thống kê của ngành Y tế tại các khu vực nông thôn, gần 90% người dân mua thuốc kháng sinh không cần đơn. Phần lớn các loại kháng sinh thế hệ 1 và thế hệ 2 ở Việt Nam hiện nay đều không có tác dụng đặc hiệu, phần lớn các bệnh viện đều phải sử dụng kháng sinh thế hệ mới trong điều trị bệnh.
Bên cạnh đó, vấn đề kháng thuốc kháng sinh ngày càng trở nên đáng báo động, nhiều vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh. Mà nguyên nhân chính được cho do việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi trồng trọt, sản xuất, nuôi trồng.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, tình trạng gia tăng các loai vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc kháng sinh đang trở lên rất báo động, kéo theo chi phí y tế, tác động đến kinh tế, xã hội cũng như gánh nặng bệnh tật và tử vong. Trước thực tế này, Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và nâng cao trách nhiệm của cán bộ y tế, đặc biệt là người kê đơn thuốc và bán lẻ thuốc. Mục tiêu đề án phấn đấu đến năm 2020, đạt 100% bán thuốc kháng sinh phải có đơn thuốc tại quầy thuốc, nhà thuốc.
Báo cáo tại Hội nghị cũng cho thấy, tính đến ngày 14/9, càng ở bệnh viện tuyến dưới, tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh càng cao. Các bệnh viện bộ, ngành tuyến Trung ương có tỷ lệ sử dụng kháng sinh thấp.
Lý giải nguyên nhân của tình trạng này, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho rằng, việc bệnh viện tuyến dưới có tỷ lệ dùng kháng sinh cao vì ở tuyến dưới chưa có kháng sinh đồ, bác sĩ thường điều trị bao vây bằng nhiều loại thuốc, nhiều loại kháng sinh khác nhau.
Sẽ thí điểm bán thuốc theo đơn tại nhà thuốc
Tại Hội nghị, đại diện một số bệnh viện tuyến trên như Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đều khẳng định, hiện nay ở bệnh viện mình đang có các loại vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, việc người bệnh phải nằm viện lâu hơn và tỷ lệ tử vong tăng lên ở tất cả các nhóm tuổi đã tác động đến kinh tế, xã hội hết sức to lớn. đặc biệt với các nước nghèo. Thống kê cho thấy, mỗi năm trên thế giới có khoảng 700 nghìn người tử vong do kháng thuốc kháng sinh.
Toàn cảnh Hội nghị
Dự kiến, chi phí từ những việc kháng thuốc kháng sinh đến năm 2050 sẽ là khoảng 1.300 tỉ USD/năm. Vì vậy, theo WHO, chúng ta cần có những hành động ngay từ hôm nay để giải quyết những vấn đề cốt lõi của kháng thuốc kháng sinh. Các hành động đó bao gồm: Tăng cường nhận thức, thay đổi hành vi của con người với việc sử dụng thuốc kháng sinh trong chữa bệnh cũng như các hoạt động sản xuất chăn nuôi. Nếu không có giải pháp ngăn chặn hiệu quả, với sự gia tăng tình trạng kháng thuốc kháng sinh như hiện nay, có thể trong 10 - 20 năm nữa, chúng ta sẽ không còn loại thuốc kháng sinh nào hiệu quả để chữa các bệnh nhiễm trùng.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, hiện nay người dân dùng kháng sinh như một thói quen. Cứ đau đầu, cảm cúm đều tự đi mua thuốc về mua mà không cần kê đơn của bác sĩ, đặc biệt là việc dùng kháng sinh. Để thay đổi thói quen này, đại diện Bộ Y tế cho rằng, các nhà thuốc cần ứng dụng công nghệ thông tin, trang bị hệ thống máy quay, tiêu chuẩn nhà thuốc đạt chuẩn về thực hành nhà thuốc tốt (GPP).
Cục Quản lý Dược sẽ tiến hành thí điểm giám sát bán thuốc theo đơn tại một số nơi, đặc biệt là các thành phố lớn. Cần tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế, rửa tay bằng xà phòng, sử dụng kháng sinh hợp lý.
Phương Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Phương Anh
19:32 13/12/2024(Thanh tra) - Nhiều người bệnh ung thư giai đoạn cuối tại Việt Nam và Mỹ sẽ được thử nghiệm lâm sàng thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418.
Chính Bình
11:00 13/12/2024Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà