Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 02/12/2014 - 07:53
(Thanh tra) - Để đạt kế hoạch điều trị cho 80.000 người vào cuối năm 2015, chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone còn phải vượt qua nhiều khó khăn, người sử dụng ma túy vẫn gặp không ít rào cản khi tiếp cận với chương trình này.
Thủ tục hành chính chưa thuận lợi
Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) Nguyễn Hoàng Long cho biết: Tại Việt Nam, số người được điều trị bằng Methadone mới chỉ đạt khoảng 27% so với mục tiêu đến cuối năm 2015, chỉ chiếm 12% số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Việc chậm triển khai điều trị thay thế chủ yếu là do địa phương xây dựng, phê duyệt kế hoạch chậm; nhiều nơi có kế hoạch nhưng nguồn lực triển khai không đầy đủ. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính ở nhiều nơi chưa thuận lợi; thiếu nhân lực làm công tác cai nghiện; cán bộ làm việc quá tải, không có ngày nghỉ, lương thấp, chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng... Đồng thời, kinh phí điều trị của chương trình chủ yếu sử dụng viện trợ nhưng hiện đang bị cắt giảm; xã hội hoá điều trị Methadone còn ít, chủ yếu là miễn phí. Đặc biệt, các địa phương do thiếu kinh phí vận hành nên phải dùng nguồn chi thường xuyên của cơ quan.
Đại diện Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Hải Phòng nhấn mạnh: Chương trình Methadone tại Hải Phòng hiện vẫn gặp nhiều khó khăn như tỷ lệ bệnh nhân tiếp tục sử dụng ma túy sau 9 tháng điều trị là 12%; bệnh nhân đang điều trị ARV có kết quả dương tính với heroin cao hơn; tỷ lệ bệnh nhân dùng ma tuý tổng hợp Methamphetamine ngày càng tăng và chưa có biện pháp can thiệp (20% tính đến tháng 9/2014). Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có biểu hiện rối loạn tâm thần; những bệnh nhân điều trị lâu năm có nguyện vọng giảm liều; một số trường hợp ra khỏi chương trình Methadone đều tái nghiện lại heroin; tỷ lệ bệnh nhân bỏ điều trị ngày càng tăng... Đặc biệt, bệnh nhân đi làm ăn xa, công tác tại các địa phương không có chương trình Methadone sẽ gặp khó khăn trong việc uống thuốc hàng ngày do qui định không được phép mang thuốc theo.
Anh Trần Thanh Thắng, đại diện cho Mạng lưới của người sử dụng ma túy tại Việt Nam (VNPUD) lại cho rằng: Người sử dụng ma túy hiện đang gặp nhiều rào cản khi tiếp cận hoặc sử dụng Methadone. Khi phải đăng ký điều trị, người sử dụng ma túy sợ lộ danh tính; sợ kỳ thị và lo mất việc làm nếu công khai tình trạng điều trị (nhất là đối với công chức nhà nước). Bên cạnh đó, thủ tục xét chọn khó khăn, rườm rà, thời gian chờ đợi lâu (cần nhiều xác nhận); chờ đợi lâu để đủ người khởi liều (từ 1 - 3 tháng).
Người nghiện ma túy muốn điều trị Methadone thường gặp khó khăn khi xin xác nhận của ủy ban và công an do sợ ảnh hưởng đến thành tích của địa phương. Nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước chưa có Methadone trong khi đó các điểm điều trị tập trung tại một số thành phố lớn, khu vực trung tâm chưa đáp ứng được nhu cầu của người nghiện ma túy muốn điều trị; một số cơ sở có chỉ tiêu nhưng người muốn điều trị phải đợi cho đến khi có người bỏ liều mới được vào...
Đối với người đang điều trị bằng Methadone thì thời gian uống thuốc chưa phù hợp (khoảng từ 7 giờ 30 đến 8 giờ) và qui định giờ uống thuốc cố định gây khó khăn cho người sử dụng ma túy đi làm theo giờ hành chính.
Điều trị tại cộng đồng
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định: Để thực hiện mục tiêu điều trị cho 80.000 người nghiện vào cuối năm 2015, Bộ sẽ trình Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm ban hành quyết định giao chỉ tiêu triển khai Methadone cụ thể cho từng địa phương. Các tỉnh, thành phố rà soát lại tất cả các quận, huyện có số người nghiện ma túy cao trên 250 người phải tổ chức triển khai điều trị Methadone trong năm 2014 - 2015; đa dạng hóa công tác điều trị, khuyến khích y tế tư nhân tham gia vào hoạt động này. Bộ Công an cũng sẽ khẩn trương triển khai điều trị Methadone trong các trại giam...
Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh: Thời gian tới Việt Nam cần rà soát, hoàn thiện các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan đến việc mở rộng chương trình; huy động sự tham gia của các tổ chức dân sự xã hội và các mạng lưới đồng đẳng; giảm thủ tục hành chính cho người nghiện đăng ký điều trị. Các địa phương bố trí đủ nguồn lực cho hoạt động này; từng bước xã hội hóa để có nguồn kinh phí chi trả cho cán bộ hợp đồng. Chương trình Methadone cần mở rộng xã hội hóa... Triển khai mô hình "Điểm cấp phát thuốc" tại các trung tâm y tế xã, nhất là khu vực miền núi để thuận tiện cho bệnh nhân đến uống thuốc hàng ngày.
Theo Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo HIV/AIDS, Đại học Y Hà Nội, các kinh nghiệm quốc tế đã cho thấy điều trị tại cộng đồng - càng gần nơi cư trú của người bệnh càng tốt; hạn chế tối đa việc phá vỡ các mối liên kết xã hội và công ăn việc làm; lồng ghép vào các dịch vụ chăm sóc y tế và xã hội có sẵn; điều trị liên tục...
Anh Trần Thanh Thắng khuyến nghị: Đơn giản các thủ tục xác nhận; có thể khởi liều ngay khi đăng ký; có các điểm uống Methadone tại các xã, phường để người nghiện dễ tiếp cận; cung cấp đầy đủ thông tin và qui trình, thủ tục, hướng dẫn khởi liều cho người sử dụng ma túy. Bác sỹ và nhân viên y tế có kỹ năng làm việc với người sử dụng ma túy và không kỳ thị bệnh nhân; bảo mật thông tin cá nhân của người điều trị...
Thu Phương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Phương Anh
19:32 13/12/2024(Thanh tra) - Nhiều người bệnh ung thư giai đoạn cuối tại Việt Nam và Mỹ sẽ được thử nghiệm lâm sàng thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418.
Chính Bình
11:00 13/12/2024Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang