Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Anh
Thứ tư, 14/06/2023 - 23:57
(Thanh tra)- Khi chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B người dân sẽ không được điều trị miễn phí. Tuy nhiên, người có bảo hiểm y tế sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán theo quy định.
Khi COVID-19 từ nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B, người bệnh sẽ không được điều trị miễn phí. Ảnh: BYT
Tại buổi tọa đàm về truyền thông y tế do Bộ Y tế tổ chức chiều 14/6, trao đổi với báo chí về chi phí điều trị COVID-19 khi chuyển từ nhóm A sang nhóm B, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, Bộ Y tế đang cùng Bộ Tư pháp tham mưu Thủ tướng để có quyết định chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B, dự kiến trong tháng 6.
Sự khác biệt khi COVID-19 chuyển từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B là người bệnh không được điều trị miễn phí nữa. Tuy nhiên, người dân khi điều trị COVID-19 có thẻ bảo hiểm y tế thì được thanh toán bảo hiểm y tế theo đúng mức hưởng ghi trên thẻ. COVID-19 đã được đưa vào Thông tư số 20/2022/TT-BYT thanh toán bảo hiểm y tế.
Bộ Y tế cho biết, ngày 3/6 mới đây, tại Phiên họp thứ 20, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 đã thống nhất đủ điều kiện chuyển bệnh COVID-19 từ nhóm A sang nhóm B. Đây là dấu mốc quan trọng ghi nhận sự thành công trong phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam.
Thống kê cũng cho thấy, từ đầu năm 2023 đến đầu tháng 6, số ca mắc giảm 8,5 lần so với 2021, giảm 48 lần so với 2022. Cả nước ghi nhận 20 ca tử vong do COVID-19, tỉ lệ tử vong giảm mạnh xuống còn 0,02% (năm 2021 là 1,86%, năm 2022 là 0,1%). Bên cạnh đó, tỉ lệ người bệnh COVID-19 nhập viện thấp hơn, tỉ lệ nặng cũng giảm bằng hoặc thấp hơn một số bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Đến nay, Việt Nam đã tiêm hơn 226 triệu liều vắc xin COVID-19. Tỉ lệ tiêm liều cơ bản cao hơn 1,4 lần so với trung bình của thế giới và tỉ lệ tiêm mũi nhắc lại cao hơn 2 lần so với trung bình thế giới.
Về mặt chuyên môn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Phan Trọng Lân cho biết, khi chuyển từ nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B, việc phân loại quản lý sẽ dựa trên bệnh học là chủ yếu.
Tại Việt Nam, nhóm A chủ yếu là các biện pháp về hành chính xã hội, khi sang nhóm B thì bỏ các hoạt động kiểm soát về hành chính xã hội. Nói cách khác là nếu nhóm A thì ngoài ngành Y tế sẽ có các bộ, ngành cùng tham dự chống dịch. Còn khi sang nhóm B thì chủ yếu là ngành Y tế triển khai.
Chia sẻ tại buổi toạ đàm, ông Hà Anh Đức, Chánh Văn phòng Bộ Y tế cho biết thêm, Bộ Y tế đã hoàn thiện kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững đối với dịch COVID-19 giai đoạn 2023-2025; hướng dẫn triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 phù hợp tình hình các địa phương.
Ngoài ra, Bộ Y tế rà soát, sửa đổi, cập nhật hướng dẫn giám sát và phòng, chống COVID-19 phù hợp tình hình dịch. Lồng ghép giám sát COVID-19 vào hệ thống giám sát tác nhân gây bệnh đường hô hấp, bao gồm cả giám sát trọng điểm. Tiếp tục thực hiện giám sát giải trình tự gen và giám sát các trường hợp viêm phổi nặng, các ca bệnh nặng, ổ dịch có diễn biến bất thường tại các cơ sở y tế, cộng đồng.
Cơ quan chuyên môn sẽ rà soát, sửa đổi, cập nhật các phác đồ điều trị, quản lý bệnh nhân COVID-19, kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện phù hợp với tình hình mới. Triển khai tiêm vaccine là một trong những hoạt động tiêm chủng thường xuyên...
Ở cấp độ địa phương, các tỉnh, thành sẽ rà soát tình hình dịch trên địa bàn và triển khai các biện pháp phòng chống dịch phù hợp. Trong đó, tập trung bảo đảm kiểm soát hiệu quả, bền vững dịch COVID-19 cùng với việc quản lý các bệnh truyền nhiễm khác, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó, tăng cường truyền thông phòng bệnh để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng và tiêm chủng vắc xin Đồng thời tổ chức tập huấn, đào tạo thường xuyên cho cán bộ y tế về dịch tễ học, xử lý ca bệnh, tiêm chủng, điều trị, truyền thông.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 21/11, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn, TP Hồ Chí Minh, đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ Dược liệu, y dược cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu toàn quốc lần thứ hai năm 2024.
Phương Anh
21:05 21/11/2024(Thanh tra) - Từ 1/7/2025, cơ sở kinh doanh dược được bán thuốc theo phương thức thương mại điện tử với thuốc không kê đơn, trừ thuốc phải kiểm soát đặc biệt, thuốc hạn chế bán lẻ, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược được Quốc hội thông qua.
Hương Giang
15:59 21/11/2024Phương Anh
14:35 21/11/2024Phương Anh
15:07 20/11/2024Nhật Minh
14:05 20/11/2024Nguyễn Mạnh Cường - Chánh Thanh tra Bộ Y tế
13:54 20/11/2024Hương Giang
Lê Hữu Chính
Thanh Lương
Thái Hải
Thái Hải
LA
Phương Anh
Công Thắng - Bạch Vân