Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 03/04/2014 - 21:03
Vừa qua, dư luận lại tiếp tục xôn xao về việc vụ 3 trẻ tử vong sau khi tiêm vắc xin tại tỉnh Quảng Trị là do một cán bộ ngành y đã không làm đúng quy trình chuyên môn về tiêm chủng, tiêm nhầm thuốc gây mê cho trẻ.
Nhân viên y tế tiêm chủng cho trẻ nhỏ. (Ảnh: TTXVN)
Trước thông tin trên, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với phó giáo sư Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) để làm rõ hơn về vấn đề này.
- Mấy ngày gần đây, dư luận lại tiếp tục xôn xao về vụ việc 3 trẻ tử vong sau tiêm vắcxin viêm gan B tại Bệnh viện đa khoa huyện Hưng Hóa (tỉnh Quảng Trị) là do tiêm nhầm thuốc gây mê, xin ông cho biết những kết luận ban đầu về sự việc trên?
Phó giáo sư Trần Đắc Phu: Trước tiên, ngay từ khi có sự việc xảy ra, Bộ Y tế cũng đưa ra nhận định đây là sự việc hy hữu và rất đáng tiếc. Chúng tôi thấy rất đau buồn cho gia đình của các trường hợp trẻ tử vong sau khi đưa bé đi tiêm chủng.
Sau sự việc đau lòng trên, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng chỉ đạo rất kiên quyết trong việc tìm ra nguyên nhân để giải thích cho gia đình các cháu bé và giải thích cho công luận. Bởi chúng tôi cũng cho rằng, việc tìm ra nguyên nhân sớm và chính xác cũng là cách để cơ quan chức năng tìm ra hướng giải quyết để xử lý sự việc. Về sự việc trên, lãnh đạo Bộ Y tế xác định cần giải quyết đúng người, đúng việc.
Có thể nói, sau khi sự việc xảy ra, chúng tôi cũng đã đưa ra rất nhiều nhận định. Để giải quyết được sự việc nghiêm trọng trên và cho khách quan, chúng tôi đã mời Bộ Công an vào cuộc để điều tra, vì đó không chỉ đơn thuần là công việc chuyên môn nữa.
Hiện nay, về sơ bộ, bên Công an đã đưa ra được chứng cứ, nguyên nhân mà hiện nay chưa đưa ra công bố thông tin một cách chính thức.
Theo nhận định ban đầu, chúng tôi không nghĩ tới vấn đề chất lượng vắcxin. Thứ hai nữa là vắcxin này đã được tiêm cho mấy trăm ngàn trẻ nhỏ khác mà không có vấn đề gì.
- Trường hợp tiêm nhầm thuốc như vậy theo phó giáo sư đã gặp nhiều chưa?
Phó giáo sư Trần Đắc Phu: Ở Việt Nam, trong lịch sử 25 năm chương trình tiêm chủng mở rộng, đây là lần đầu tiên.
Theo tôi biết, trên thế giới đã ghi nhận xảy ra trường hợp tình trạng tiêm nhầm thuốc như vậy. Chẳng hạn như ở Yemen năm 1997, nhân viên y tế cũng đã tiêm nhầm thuốc Insulin cho 70 trường hợp, gây tử vong 21 trẻ.
Qua kết luận, thông báo sơ bộ ban đầu của ngành công an, tôi cho rằng đó vừa là nguyên nhân đồng thời cũng là một giải pháp để trả lời câu hỏi về vấn đề chất lượng vắcxin hiện nay. Bởi thời gian vừa qua, đã có rất nhiều bà mẹ cũng như nhiều cơ quan thông tin đại chúng cùng đưa ra những quan điểm lo lắngvề chất lượng vắcxin. Qua vấn đề này, tôi có thể khẳng định rằng vắcxin ở đây đảm bảo chất lượng.
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu. (Ảnh: PV/Vietnam+)
- Qua kết luận sơ bộ từ phía công an phối hợp với ngành y tế đây là một sai sót của cá nhân một cán bộ y tế. Vậy Bộ Y tế có động thái gì để nâng cao thực hành tiêm chủng?
Phó giáo sư Trần Đắc Phu: Sự việc vừa rồi mang tính cá nhân, là một trường hợp xảy ra ở một đơn vị, nhưng nếu như qua sự việc này chúng tôi cũng nhìn nhận một cách đúng mức và triệt để bởi mặc dù đây là sự việc hy hữu, nhưng lại rất nghiêm trọng.
Việc sai sót này nếu ngành y tế không làm mạnh cũng có thể trong thời gian tới sẽ xảy ra trường hợp tương tự. Bởi chính các nước khác đã từng xảy ra sự việc tiêm nhầm thuốc như trên.
Tôi cho rằng, không phải đến thời điểm này có công bố và tìm ra nguyên nhân thì Bộ Y tế mới đứng ra để tăng cường công tác an toàn tiêm chủng. Khi sự việc xảy ra, chúng tôi đã xác định không phải do vắcxin mà lỗi do khâu thực hành tiêm chủng, tiêm nhầm thuốc gây đến hậu quả làm một số trẻ tử vong.
Theo tôi, đây là điều mà ngành y tế cần phải xem xét giải quyết trong toàn bộ hệ thống. Ngay sau sự việc trên, lãnh đạo Bộ Y tế đã có sự chỉ đạo quyết liệt như ban hành Quyết định 3039 chấn chỉnh, tăng cường công tác tiêm chủng.
Bộ Y tế đặc biệt tăng cường công tác kiểm tra giám sát. Hiện nay trên toàn quốc có hơn 13.000 điểm tiêm chủng, nhưng đến nay, ngành y tế đã kiểm tra được trên 98% các điểm và trên 98% các điểm đó đạt yêu cầu.
Trong quyết định này, chúng tôi yêu cầu tất cả các điểm tiêm chủng phải trang bị đầy đủ các thiết bị do Bộ Y tế ban hành thì mới cho phép tiếp tục tiêm.
Trong quyết định mới này cũng có điểm mới, đó là việc quy định mỗi điểm tiêm không cho tiêm quá 50 cháu trong 1 buổi tiêm chủng. Một điểm nữa là ngành y tế tăng cường công tác khám sàng lọc cho trẻ trước khi tiêm, để những trường hợp nào chống chỉ định thì không tiêm, những trường hợp nào hoãn tiêm đến lần tiêm chủng sau thì hoãn. Bên cạnh đó, tăng cường hơn nữa việc theo dõi trẻ sau tiêm, trẻ tiêm phải ở lại sau 30 phút.
Bên cạnh đó, chúng tôi tăng cường tập huấn cho các cán bộ tiêm chủng về quy trình tiêm... nếu như những trường hợp nào không có chứng chỉ tập huấn tiêm chủng thì không được tiêm.
- Lâu nay nhiều người vẫn lo ngại về cụm từ “tai biến y khoa,” xảy ra trong quá trình khám chữa bệnh. Xin ông cho biết ý kiến của mình về vấn đề này?
Phó giáo sư Trần Đắc Phu: Chúng tôi nghĩ rằng, ngành y không như các ngành nghề khác. Chẳng hạn như những người làm sửa chữa máy móc họ có thể xảy ra sai sót khắc phục bằng cách đền bù thông qua tài chính, nhưng ngành y nếu như có trường hợp bất trắc xảy ra thì không thể sửa chữa lại được.
Thứ hai nữa, sai sót đó không chỉ gây ra đau khổ cho gia đình nạn nhân mà nhân viên y tế đó cũng gánh trách nhiệm rất lớn, kể cả trách nhiệm hình sự. Vì vậy, với ngành y trách nhiệm cao hơn rất nhiều.
Để hạn chế được những tai biến, rủi ro xảy ra trong nghề nghiệp, tôi cho rằng mỗi con người, thứ hai là năng lực của cán bộ phải có trình độ và ngành y tế cũng phải tăng cường công tác tập huấn, đào tạo để nhân viên y tế nâng cao năng lực đó. Thứ ba là việc tăng cường công tác giám sát để phát hiện, uốn nắn và kịp thời tìm ra những giải pháp để khắc phục để những cán bộ đó đạt được trách nhiệm.
Tôi cũng phải xin chia sẻ thêm rằng, hiện nay công tác dự phòng là công việc rất vất vả. Bởi có thực trạng nhiều người học ngành y ra nhưng không muốn làm về lĩnh vực này. Đặc biệt là từ sau khi xảy ra những sự việc liên quan đến công tác tiêm chủng, cũng có nhiều cán bộ y tế cảm thấy lo lắng.
Vì vậy, nếu ngành y tế không có sự động viên tốt họ sẽ cảm thấy bi quan, nhiều người không muốn làm tiêm chủng. Nếu như vậy, hiện nay trên toàn quốc có 13.000 điểm tiêm chủng không có sự động viên sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của họ.
Do đó, Bộ Y tế cũng có những sự thay đổi về chính sách, sự hỗ trợ để cán bộ tiêm chủng vừa nâng cao được trình độ chuyên môn, trách nhiệm nhưng vẫn yên tâm công tác.
Xin trân trọng cảm ơn Cục trưởng!
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Phương Anh
19:32 13/12/2024(Thanh tra) - Nhiều người bệnh ung thư giai đoạn cuối tại Việt Nam và Mỹ sẽ được thử nghiệm lâm sàng thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418.
Chính Bình
11:00 13/12/2024Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh