Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Anh
Thứ năm, 11/04/2024 - 13:15
(Thanh tra)- Trong thời điểm chuyển mùa hiện nay, nhất là trong bối cảnh nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm là rất lớn, diễn biến khó lường, có thể bùng phát thành dịch.
Bộ Y tế tổ chức Hội nghị Trực tuyến với các địa phương về tăng cường phòng, chống dịch bệnh. Ảnh: PA
Chiều ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị Trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh.
Thông tin tại hội nghị, Cục Y tế dự phòng cho biết, từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh trên thế giới và tại Việt Nam có nhiều diễn biến phức tạp. Tại nước ta một số bệnh có vắc xin phòng bệnh ghi nhận rải rác các trường hợp mắc, đã bắt đầu có xu hướng tăng, bệnh sởi ghi nhận tại Hà Tĩnh, Sơn La, Cà Mau, Bình Thuận, Thanh Hóa... Bệnh ho gà ghi nhận tại Nghệ An, TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh... Đồng thời, một số bệnh lưu hành vẫn ghi nhận số mắc ở mức cao như bệnh tay chân miệng tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2023, bệnh sốt xuất huyết hàng năm vẫn ghi nhận số mắc cao với hàng trăm nghìn trường hợp mắc, hàng chục trường hợp tử vong. Tại nước ta cũng đã ghi nhận trường hợp tử vong do cúm A(H5N1) tại tỉnh Khánh Hòa và trường hợp đầu tiên mắc cúm A(H9N2) tại tỉnh Tiền Giang.
Tại Hà Nội, báo cáo của Sở Y tế cho thấy, tính đến 5/4/2024, toàn thành phố đã ghi nhận 559 trường hợp sốt xuất huyết và 5 ổ dịch (đều đã kết thúc), 73% bệnh nhân ghi nhận trong tháng 1/2024 là giai đoạn đuôi dịch của năm 2023. Số bệnh nhân ghi nhận rải rác tại 30 quận, huyện, thị xã. Thành phố chưa ghi nhận khu vực có nhiều bệnh nhân và các ổ dịch phức tạp, kéo dài.
Mặc dù vậy, theo Sở Y tế Hà Nội, hoạt động giám sát phát hiện người bệnh tại cộng đồng còn khó khăn dẫn đến nhiều ca bệnh phát hiện muộn, người dân mắc bệnh không chủ động khai báo; nhiều bệnh viện đóng trên địa bàn chưa báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ thông tin người mắc bệnh truyền nhiễm đến khám và điều trị tại cơ sở (đặc biệt là các bệnh viện Trung ương, bộ, ngành). Bên cạnh đó, công tác vệ sinh môi trường diệt bọ gậy phòng, chống sốt xuất huyết chủ yếu phụ thuộc vào cộng đồng, tại một số nơi người dân vẫn chủ quan chưa thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại hộ gia đình; hoạt động diệt bọ gậy của đội xung kích tại khu vực ổ dịch chưa triệt để, hiệu quả. Hoạt động phun hóa chất diệt muỗi tại một số địa phương gặp nhiều khó khăn, đặc biệt tại khu vực nội thành và các xã, thị trấn vùng ven; người dân đi làm vắng nhà; người dân từ chối phun do còn lo ngại về việc phun hóa chất.
Đại diện Sở Y tế Nghệ An cho biết, tính từ đầu năm đến hết ngày 8/4/2024, tỉnh ghi nhận 40 ca ho gà tại 34 xã, phường, thị trấn/14 huyện, trong đó có 34 ca chưa tiêm phòng vắc xin có thành phần ho gà.
Từ ngày 6 - 9/4/2024, Nghệ An có 5 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó có 2 ca đã được chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm Elisa, TP Vinh (3 ca) và huyện Nghi Lộc (2 ca) được phát hiện từ ngày 6/4/2024. Qua điều tra, các ca mắc chưa thấy sự liên quan về dịch tễ, là các trường hợp tản phát. Trường hợp nhỏ nhất là 12 tháng, lớn nhất là 7 tuổi có tiền sử tiêm chủng.
Theo Sở Y tế Nghệ An, hiện nay công tác phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm có vắc xin dự phòng trên địa bàn tỉnh còn gặp một số khó khăn, tồn tại, như việc cung ứng vắc xin bị gián đoạn trong năm 2023 đã ảnh hưởng tới kết quả tiêm chủng, đồng thời ảnh hưởng tới việc phụ huynh hạn chế đưa trẻ đi tiêm do nhiều tháng thiếu vắc xin dẫn đến tình trạng bỏ mũi tiêm. Đến thời điểm hiện tại chưa có vắc xin 5 trong 1 (SII) và bại liệt tiêm (IPV). Việc di biến động dân số, đặc biệt là di chuyển đến các khu công nghiệp ở các tỉnh miền Bắc, miền Nam nên khó khăn trong việc rà soát, quản lý đối tượng và thực hiện tiêm chủng.
Bộ Y tế cho biết, trong thời điểm chuyển mùa hiện nay, với thời tiết thay đổi bất thường tạo điều kiện cho các loại mầm bệnh phát triển, nguy cơ xâm nhập, lây lan của các tác nhân gây bệnh luôn tiềm ẩn, nhất là trong bối cảnh nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao. Nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm là rất cao, diễn biến khó lường, có thể bùng phát thành dịch lớn.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đề nghị sở y tế tỉnh, thành phố giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, phát hiện các ca bệnh sớm ngay tại cửa khẩu, trong cộng đồng, các cơ sở y tế kịp thời và báo cáo theo quy định để Bộ Y tế phối hợp hỗ trợ.
Đối với việc tiêm chủng mở rộng, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị tăng cường công tác tiêm bù, tiêm vét, gắn kết với dự phòng và điều trị. Ngoài ra, căn cứ số lượng, đối tượng tiêm chủng của địa phương, các cơ sở y tế lập nhu cầu tiêm chủng vắc xin cho cả năm gửi cho Sở Y tế trước ngày 30/5, trình UBND tỉnh trước ngày 30/6 để Bộ Y tế có cơ sở đấu thầu, mua sắm vắc xin.
Bộ trưởng Đào Hồng Lan đề nghị các sở y tế báo cáo với UBND tỉnh, thành phố bố trí kinh phí cho công tác y tế dự phòng, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, tiêm chủng mở rộng bằng nguồn kinh phí địa phương; huy động các nguồn lực và sự tham gia của các ban, ngành đoàn thể trong công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 21/11, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn, TP Hồ Chí Minh, đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ Dược liệu, y dược cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu toàn quốc lần thứ hai năm 2024.
Phương Anh
21:05 21/11/2024(Thanh tra) - Từ 1/7/2025, cơ sở kinh doanh dược được bán thuốc theo phương thức thương mại điện tử với thuốc không kê đơn, trừ thuốc phải kiểm soát đặc biệt, thuốc hạn chế bán lẻ, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược được Quốc hội thông qua.
Hương Giang
15:59 21/11/2024Phương Anh
14:35 21/11/2024Phương Anh
15:07 20/11/2024Nhật Minh
14:05 20/11/2024Nguyễn Mạnh Cường - Chánh Thanh tra Bộ Y tế
13:54 20/11/2024Nhật Minh
N. Phê - L. Bình
Trần Quý
Thái Hải
Văn Thanh
Văn Thanh
Văn Thanh
Trần Quý
Vũ Linh
Phương Anh
Phương Hiếu