Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

An toàn thực phẩm: Chuẩn bị cho những điều bất ngờ

Phương Anh

Thứ sáu, 07/06/2024 - 21:44

(Thanh tra) - Đây là nội dung trọng tâm của Ngày An toàn thực phẩm thế giới (World Food Safety Day) 7/6/2024.

Cơ quan chức năng khuyến cáo người tiêu dùng lựa chọn những địa điểm bán hàng uy tín, chất lượng, cung cấp các sản phẩm an toàn. Ảnh: PV

Ngày 7/6, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, cho biết, Ngày An toàn thực phẩm thế giới đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào tháng 12/2018 và ấn định ngày 7/6 hàng năm; nhằm mục tiêu thúc đẩy nhận thức của toàn cầu về an toàn thực phẩm và kêu gọi các quốc gia, các nhà hoạch định chính sách, khu vực tư nhân, các tổ chức của Liên hợp quốc và cộng đồng cùng hành động về an toàn thực phẩm.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và FAO, mỗi ngày thế giới có trên 1,6 triệu người mắc các bệnh vì ăn phải thực phẩm bẩn và khoảng 420.000 người thiệt mạng mỗi năm. Từ đó, hai cơ quan của Liên hợp quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của an toàn thực phẩm.

An toàn thực phẩm: Chuẩn bị cho những điều bất ngờ - là nội dung trọng tâm của Ngày An toàn thực phẩm thế giới năm 2024.

Ngày An toàn thực phẩm thế giới 7/6/2024 sẽ thu hút sự chú ý đến các sự cố an toàn thực phẩm. Chủ đề năm nay sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho các sự cố an toàn thực phẩm, bất kể chúng có thể nhẹ hay nghiêm trọng.

Sự cố an toàn thực phẩm là những tình huống có nguy cơ tiềm ẩn hoặc được xác nhận về sức khỏe liên quan đến việc tiêu thụ thực phẩm. Một sự cố thực phẩm có thể xảy ra, ví dụ, do tai nạn, kiểm soát không đầy đủ, gian lận thực phẩm hoặc các sự kiện tự nhiên. Mặc dù sẵn sàng quản lý các sự cố an toàn thực phẩm đòi hỏi nỗ lực tận tâm từ các nhà hoạch định chính sách, cơ quan an toàn thực phẩm, nông dân và nhà điều hành kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng cũng có thể đóng một vai trò tích cực.

Với thời đại ngày nay, sự đa dạng, phong phú của nguyên liệu và thực phẩm chế biến sẵn cũng đặt ra thử thách đối với người tiêu dùng. Với phương châm “Hãy là người tiêu dùng thông minh, nói không với thực phẩm bẩn và thực phẩm không an toàn”, người tiêu dùng cần:

Trang bị các kiến thức cần thiết về an toàn thực phẩm nhằm tránh mua các sản phẩm kém chất lượng: Sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, sản phẩm hết hạn sử dụng, sản phẩm có bao bì không còn nguyên vẹn (rách, vỡ, móp méo, phồng hộp, rỉ sét....);

Tham gia các lớp tuyên truyền, tập huấn nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm, chủ động tìm hiểu và nhận biết các dấu hiệu an toàn của thực phẩm để có những lựa chọn đúng đắn trong tiêu dùng;

Lựa chọn những địa điểm bán hàng uy tín, chất lượng, cung cấp các sản phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có bao gói và nhãn mác, màu sắc tự nhiên; rau, quả nên mua theo mùa vụ; các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm mua ở những quầy kinh doanh, các điểm cung cấp sản phẩm thịt an toàn, có dấu kiểm soát của cơ quan thú y.

Tăng cường vai trò giám sát của người tiêu dùng đối với các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh không đảm bảo an toàn thực phẩm là góp phần nâng cao chất lượng các bữa ăn của chính người tiêu dùng.

 Nhân dịp này, các cơ quan chức năng kêu gọi người tiêu dùng, cùng nhau hưởng ứng “Ngày An toàn thực phẩm thế giới 7/6/2024 - hãy là “người tiêu dùng thông minh” để góp phần chung tay bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và gia đình.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Phương Anh

19:32 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm