Theo dõi Báo Thanh tra trên
Lê Phương
Thứ ba, 05/04/2022 - 06:36
(Thanh tra) - Đó là một trong những nội dung báo cáo của Bộ Công thương thực hiện kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xuất khẩu gạo thời gian qua.
Thực hiện kết luận thanh tra của TTCP có một số nội dung liên quan đến trách nhiệm của Bộ Công thương, đơn vị này đã chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn và các cơ quan liên quan rà soát, tham mưu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018/NĐ-CP, trong đó lưu ý quy định chế tài xử lý để thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo chấp hành nghiêm chế độ báo cáo theo quy định; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu để thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo và các cơ quan liên quan thực hiện báo cáo để kịp thời, phục vụ cho việc điều hành xuất khẩu gạo.
Ngày 6/4/2020, Bộ Công thương có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn. Từ thực tế thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo chưa thực hiện nghiêm quy định về chế độ báo cáo, Bộ Công thương đã kiến nghị Chính phủ có nghị quyết cho phép bộ được thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu gạo không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.
Ngày 10/4/2020, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn, trong đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan căn cứ yêu cầu công tác quản lý và quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan đến chế tài đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo không thực hiện chế độ báo cáo cho Bộ Công thương theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo (nếu cần thiết).
Trong quá trình làm việc với đoàn TTCP năm 2020, Bộ Công thương đã nhiều lần báo cáo về thực trạng thương nhân thực hiện không nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ và trao đổi về kiến nghị việc sửa đổi Nghị định số 107/2018/NĐ-CP. Vấn đề này đã được TTCP ghi nhận tại Kết luận thanh tra số 2015/KL-TTCP của TTCP và đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đồng ý.
Trong năm 2020 và năm 2021, công tác quản lý Nhà nước đối với mặt hàng gạo và thực thi Nghị định số 107/2018/NĐ-CP tiếp tục ghi nhận thêm nhiều vấn đề thực tế như đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh dịch Covid-19, nhập khẩu gạo tăng đột biến...
Trên cơ sở rà soát, tổng hợp các ý kiến góp ý của các cơ quan liên quan, công tác quản lý Nhà nước trong thực tế và triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương đã ban hành văn bản gửi các bộ, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Tài chính, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Lương thực Việt Nam để trao đổi về kết quả thực thi Nghị định số 107/2018/NĐ-CP và đề nghị cho ý kiến về đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới.
Theo đó, Bộ Công thương đã đề nghị cho ý kiến đối với một số đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018/NĐ-CP, đề nghị bổ sung chế tài đối với trường hợp thương nhân không báo cáo hoặc báo cáo không đúng, đầy đủ theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập, khai báo, báo cáo số liệu trên nền tảng trực tuyến.
Hiện nay, Bộ Công thương đang tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan.
Đối với nội dung đề nghị Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng quy chế phối hợp trong việc quản lý, điều hành xuất khẩu gạo, nhất là trong các tình huống cấp bách, nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia; xây dựng kịch bản quản lý, điều hành trong trường hợp dừng xuất khẩu hoặc xuất khẩu theo hạn ngạch.
Theo Bộ Công thương, Nghị định số 107/2018/NĐ-CP đã quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương liên quan trong điều hành xuất khẩu gạo như: Điều tiết giá cả, bình ổn thị trường nội địa, phát triển thị trường xuất khẩu, ký kết, tổ chức thực hiện các bản ghi nhớ, thỏa thuận về thương mại gạo với các nước, điều hành thị trường tập trung, xây dựng vùng nguyên liệu, liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo, bảo đảm chất lượng gạo xuất khẩu.
Để tăng cường phối hợp giữa Bộ Công thương với các bộ, ngành trong công tác quản lý Nhà nước về ngành hàng (trong đó có mặt hàng gạo), trong năm 2021, Bộ Công thương đã triển khai ký kết Chương trình Phối hợp về phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá nền nông nghiệp Việt Nam và khẳng định thương hiệu nông sản Việt Nam tại thị trường trong nước và quốc tế; ký kết thoả thuận phối hợp công tác giữa Bộ Tài chính và Bộ Công thương.
Trong thời gian tới, khi xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định số 107/2018/NĐ-CP, Bộ Công thương sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy định về trách nhiệm của các bộ, ngành và công tác phối hợp giữa các bộ, ngành trong điều hành xuất khẩu gạo.
Về nội dung tổ chức kiểm điểm, chấn chỉnh quản lý về những tồn tại, hạn chế nêu tại kết luận thanh tra, Bộ Công thương đã giao Vụ Tổ chức cán bộ, Thanh tra Bộ, Cục Xuất nhập khẩu xác định rõ các cá nhân, tập thể có liên quan như các chuyên viên phụ trách theo dõi thụ lý công việc; phòng nghiệp vụ; lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu.
Sau khi làm rõ các cá nhân liên quan, yêu cầu Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Xuất nhập khẩu thông báo đến từng cá nhân có bản kiểm điểm theo phân công công việc, báo cáo cụ thể quá trình thẩm định, thụ lý công việc được giao.
Cục Xuất nhập khẩu đã tổ chức họp kiểm điểm tập thể, cá nhân liên quan đến các kiến nghị của TTCP nêu tại Kết luận thanh tra của TTCP.
Hiện nay, đơn vị tham mưu về công tác kỷ luật cán bộ công chức và các đơn vị chuyên môn liên quan đang tiến hành đánh giá, xem xét làm rõ trách nhiệm đối với các cá nhân, tập thể và có hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng vừa ký Công văn số 9479 về việc tổ chức thực hiện một số nội dung tại kết luận của Chánh Thanh tra tỉnh về thanh tra toàn diện Dự án (DA) Khu nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại Khu Công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn), do Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư nông nhiệp, nông thôn và Dịch vụ thể thao, du lịch STO (Công ty STO) làm chủ đầu tư.
Ngọc Phó
18:00 12/12/2024(Thanh tra) - Thực hiện Kế hoạch thanh tra, kiểm tra tài chính năm 2024, Thanh tra Bộ Tài chính đã tiến hành thanh tra chuyên đề xổ số tại 8 công ty xổ số kiến thiết (XSKT) các tỉnh, thành phố. Đến nay, tất cả 8 công ty đã có báo cáo thực hiện kiến nghị gửi về Thanh tra Bộ Tài chính.
Trần Quý
14:00 12/12/2024Ngọc Phó
14:00 12/12/2024Hương Trà
07:30 04/12/2024Thanh Hoa
10:26 03/12/2024Hoàng Nam
09:00 30/11/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà