Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình

Nam Dũng

Thứ ba, 10/06/2025 - 13:02

(Thanh tra) - Sáng ngày 10/6, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình về tình hình và kết quả triển khai thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương.

Quang cảnh buổi làm việc của Tổng Bí thư Tô Lâm với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình. Ảnh: ND

Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Lê Minh Hưng - Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Nguyễn Duy Ngọc – Chủ nhiệm UBKT Trung ương; Đại tướng Phan Văn Giang - Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Lương Tam Quang - Bộ trưởng Bộ Công an; Đỗ Văn Chiến - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam; Lê Hoài Trung – Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; các đồng chí Ủy viên BCH Trung ương Đảng: Hồ Đức Phớc - Phó Thủ tướng Chính phủ; Lê Minh Hoan – Phó Chủ tịch Quốc hội. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo các vụ, cơ quan, đơn vị Trung ương; Thường trực Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Giám đốc một số sở, ngành 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình.

Theo thông báo nội dung làm việc của Tổng Bí thư Tô Lâm với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình về tình hình và kết quả triển khai thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương; việc sắp xếp tổ chức bộ máy của địa phương (kể cả việc hợp nhất, sáp nhập); công tác ổn định tình hình mọi mặt của địa phương, công tác quốc phòng, an ninh; việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế ở địa phương; công tác an sinh xã hội, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân và đề xuất, kiến nghị của địa phương.

Báo cáo kết quả triển khai thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương và một số nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn của tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình cho biết: Ban Thường vụ 3 tỉnh đã khẩn trương rà soát, ban hành các chương trình hành động, kế hoạch, văn bản triển khai các chỉ đạo của Trung ương với tinh thần 6 rõ “Rõ đơn vị chủ trì; rõ việc; rõ tiến độ, thời gian hoàn thành; rõ trách nhiệm; rõ sản phẩm và rõ thẩm quyền”.

Hệ thống văn bản được ban hành đồng bộ theo các nhóm nhiệm vụ trọng tâm: Công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính; công tác tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; phát triển kinh tế; các vấn đề xã hội; các đột phá chiến lược; việc thực hiện Thông báo Kết luận kiểm tra 148- KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về kết quả kiểm tra một số chuyên đề công tác trọng tâm năm 2025; công tác giải quyết các vụ việc nổi cộm trên địa bàn; thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán Nhà nước.

Về kết quả công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy 3 tỉnh đã xây dựng, ban hành các phương án, đề án, chương trình hành động, kế hoạch về thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong các Phương án, Đề án, Kế hoạch đều đã xác định rõ các nguyên tắc, mục đích, yêu cầu, xác định các nhóm nội dung với nhiệm vụ cụ thể để tiếp tục thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy...

Về giải quyết chế độ, chính sách, đến nay, tỉnh Phú Thọ đã giải quyết 260 trường hợp, với kinh phí hỗ trợ là trên 285 tỷ đồng, dự kiến còn khoảng 1.074 trường hợp đăng ký giải quyết chế độ; tỉnh Vĩnh Phúc đã giải quyết 199 trường hợp với kinh phí hỗ trợ hơn 215 tỷ đồng, dự kiến còn khoảng 354 trường hợp đăng ký giải quyết chế độ; tỉnh Hòa Bình đã phê duyệt 284 trường hợp, trong đó thực hiện chi trả cho 102 trường hợp với kinh phí hỗ trợ trên 152 tỷ đồng; dự kiến số lượng người tiếp tục áp dụng chính sách là 1.050 người.

Thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW, ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị, hiện dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (sau khi hợp nhất) nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã hoàn thiện; Ban Thường vụ Tỉnh ủy 3 tỉnh đã ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, yêu cầu rõ nội dung về văn kiện đại hội cấp xã sau hợp nhất...

Hiện Ban Chấp hành Đảng bộ 3 tỉnh có 127 đồng chí. Ban Thường vụ Tỉnh ủy 3 tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát số lượng, hoàn thiện hồ sơ Ủy viên ban Chấp hành, Uỷ viên Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy gửi Ban Tổ chức Trung ương xem xét, cho ý kiến, tiếp thu hoàn chỉnh, báo cáo cấp có thẩm quyền chỉ định theo quy định.

Hiện nay, Tỉnh ủy 3 tỉnh đã chỉ đạo UBND tỉnh, các cấp, các ngành tập trung triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm. Chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy tiến độ các dự án; kiên quyết thu hồi, chấm dứt các dự án chậm tiến độ; đồng thời yêu cầu các chủ đầu tư cam kết cụ thể với các dự án đủ điều kiện tiếp tục triển khai; tăng cường quản lý hậu kiểm đối với các dự án còn hiệu lực. Triển khai hiệu quả các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương; xây dựng, củng cố lực lượng vững mạnh, chất lượng; không để phát sinh điểm nóng về tội phạm và trật tự an toàn xã hội...

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Ảnh: Thống Nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm biểu dương những nỗ lực của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân 3 tỉnh; đồng thời chỉ ra hạn chế mà 3 tỉnh vẫn còn gặp phải. Đó là: Quy mô kinh tế còn nhỏ, động lực tăng trưởng thiếu bền vững và không ổn định, năng suất lao động chưa cao, liên kết vùng và nội vùng còn yếu, dư địa tăng trưởng chưa được khai thác hiệu quả và đồng bộ. Hạ tầng còn phân tán, thiếu kết nối, nhất là giao thông liên huyện, liên tỉnh và logistics trung chuyển.

Trong tổ chức bộ máy và quản trị địa phương, vẫn còn tình trạng chồng chéo chức năng, đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã quá nhiều, gây phân tán nguồn lực và đội ngũ cán bộ mỏng, khó chuyên sâu. Việc hợp nhất 3 tỉnh trong giai đoạn hiện nay không chỉ xuất phát từ yêu cầu cải cách hành chính, mà còn là một bước ngoặt chiến lược nhằm kiến tạo động lực phát triển mới cho toàn vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Kết nối 3 tỉnh nằm liền kề nhau sẽ tạo thành một chỉnh thể liên hoàn, kết nối giữa Thủ đô Hà Nội và vùng Tây Bắc rộng lớn, đồng thời có cửa ngõ ra các tỉnh Bắc Trung Bộ qua Quốc lộ 6, Quốc lộ 32 và đường Hồ Chí Minh.

Việc sáp nhập giúp quy hoạch thống nhất hạ tầng giao thông, đô thị, công nghiệp, nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển các hành lang kinh tế xuyên suốt từ đồng bằng-trung du-miền núi, khai thác hiệu quả tiềm năng giao thương, du lịch, logistics liên vùng.

Ba tỉnh có tổng dân số hơn 4 triệu người, với cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ lao động trong độ tuổi cao, sẽ bổ trợ cho nhau để hình thành cơ cấu lao động đa dạng, cân đối hơn, thúc đẩy phân công lao động nội vùng hợp lý, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực và giảm chênh lệch phát triển giữa các khu vực.

Đánh giá cao các tỉnh đã nỗ lực thực hiện những công việc chuẩn bị cho chính quyền địa phương hai cấp, Tổng Bí thư lưu ý, khẩn trương nhưng phải chắc chắn, việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp cần theo đúng tinh thần Nghị quyết số 60-NQ/TW và Kết luận số 150-KL/TW của Bộ Chính trị, triển khai một cách khoa học, chặt chẽ, không chủ quan, không giản đơn hóa, tránh gây xáo trộn đời sống nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong bố trí cán bộ, lấy phẩm chất, năng lực, uy tín và hiệu quả công tác làm thước đo cao nhất. Tổ chức bộ máy bảo đảm một đầu mối xuyên suốt, tăng tính linh hoạt trong quản trị, tạo động lực cho đổi mới sáng tạo ở từng cấp.

Chú trọng chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận có tư duy đổi mới, khả năng quản trị hiện đại, am hiểu mô hình chính quyền hai cấp. Trong suốt quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, quan trọng nhất là phải giữ vững đoàn kết nội bộ, củng cố niềm tin trong đội ngũ và trong nhân dân.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

13 nội dung mới về kiểm tra, giám sát của Đảng

13 nội dung mới về kiểm tra, giám sát của Đảng

(Thanh tra) - Theo ông Trần Tiến Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng có 13 nội dung, nhóm nội dung mới. Trong đó, công tác giám sát, nhất là giám sát thường xuyên được coi trọng và xác định là trọng tâm của cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp trong giai đoạn này.

Minh Nguyệt

15:51 14/06/2025
Thủ tướng: Chuyển đổi trạng thái tổ chức bộ máy là vấn đề quan trọng nhất

Thủ tướng: Chuyển đổi trạng thái tổ chức bộ máy là vấn đề quan trọng nhất

(Thanh tra) - Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, vấn đề quan trọng nhất của cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy mà Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta đang triển khai thực hiện là việc chuyển đổi trạng thái từ thụ động sang chủ động phục vụ. Đây là vấn đề không chỉ người dân mong đợi mà các quốc gia, các tổ chức quốc tế rất quan tâm.

Minh Nguyệt

13:13 14/06/2025

Tin mới nhất

Xem thêm