Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Lãnh đạo chủ chốt nêu gương sẽ hạn chế tha hoá quyền lực

Hương Giang

Thứ năm, 28/01/2021 - 17:25

(Thanh tra) - “Khi nâng cao được trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là lãnh đạo chủ chốt các cấp sẽ góp phần hạn chế sự tha hóa quyền lực, nhất là lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng quyền lực để trục lợi”.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đại biểu dự phiên thảo luận các văn kiện Đại hội sáng 28/1. Ảnh: T.Dũng

Ngày 28/1, Đại hội Đảng XIII tiến hành thảo luận tại hội trường về các dự thảo văn kiện Đại hội.

Trách nhiệm nêu gương được nâng lên một bước

Tham luận tại Đại hội, ông Đỗ Việt Hà, Phó Bí thư Đảng ủy Khối Các cơ quan Trung ương đề cấp đến vấn đề “Thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là lãnh đạo chủ chốt các cấp”.

Theo ông Hà, là Đảng bộ lớn, đặc thù, có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, Đảng bộ Khối đã chủ động chọn 3 khâu đột phá là: Tiến hành xây dựng và thực hành đạo đức công vụ theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nâng cao chất lượng chi bộ; tăng cường và đổi mới công tác dân vận, nhất là trong cơ quan Nhà nước.

Từ đó, nhận thức và thực hiện về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp đã được nâng lên một bước.

“Nhiều cán bộ, đảng viên hoạt động trong các môi trường phức tạp, điều kiện khó khăn đã năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước dân, trước Đảng, mạnh dạn tìm tòi, thử nghiệm nhiều cách làm mới, đạt hiệu quả cao, được quần chúng tin yêu, ca ngợi…”, ông Hà nói.

Ông Đỗ Việt Hà, Phó Bí thư Đảng ủy Khối Các cơ quan Trung ương. Anh: Đ.X

Tuy đạt được nhiều thành tích, Phó Bí thư Đảng uỷ Khối Các cơ quan Trung ương cho hay, vẫn còn một số hạn chế, yếu kém. Trong đó, nhận thức về trách nhiệm nêu gương của một số cấp ủy và người đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa đầy đủ, sâu sắc và toàn diện.

“Một số nơi việc thực hiện các quy định về trách nhiệm nêu gương trong thời gian qua còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu, thực chất, đôi khi còn qua loa, chiếu lệ, làm theo phong trào, chưa thể hiện bằng những hành động cụ thể, thiết thực, còn nặng về mệnh lệnh hành chính hoặc theo chỉ thị của cấp trên, chưa phải là phong trào mang tính tự giác”, ông Hà nêu.

Cạnh đó, có không ít cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, có những biểu hiện “cua cậy càng, cá cậy vây”, quan liêu, xa dân; một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả ở cấp cao, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, lợi dụng chức vụ, quyền hạn sa vào chủ nghĩa cá nhân, bè phái, “lợi ích nhóm”, tham nhũng, lãng phí...

Phó Bí thư Đảng uỷ Khối Các cơ quan Trung ương dẫn chứng, từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay đã thi hành kỷ luật hơn 1.000 tổ chức Đảng và hơn 87.000 đảng viên, trong đó, có cả cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, các tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang, kể cả đương chức và đã nghỉ hưu, cả cán bộ liên quan đến nhân sự Đại hội Đảng bộ các cấp…

Sớm có cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm

Tham luận với chủ đề “Một số bài học từ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng của Đảng bộ TP Đà Nẵng”, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Quảng thẳng thắn, trong nhiệm kỳ, đảng viên là cấp ủy viên các cấp bị thi hành kỷ luật là 125 người. Trong đó, Ban Thường vụ Thành ủy thi hành kỷ luật 14 đảng viên; Uỷ ban Kiểm tra Tthành ủy thi hành kỷ luật 29 đảng viên... Đồng thời, đề nghị Trung ương xem xét thi hành kỷ luật đối với 5 đảng viên theo thẩm quyền.

Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng. Ảnh: Đ.X

Qua thực tiễn công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng của Đảng bộ TP, theo ông Quảng, phải nhận thức sâu sắc và đầy đủ hơn nữa vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; cần phải xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm của tất cả các cấp ủy Đảng.

“Đặc biệt, cần xác định công tác kiểm tra, giám sát không phải là “rào cản” của sự phát triển, kìm hãm sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, mà là biện pháp để giữ vững nguyên tắc và kỷ luật của Đảng; sớm phát hiện, khắc phục các hạn chế, không để vi phạm nhỏ trở thành vi phạm lớn gây hậu quả nghiêm trọng; bảo đảm cho các chủ trương, quyết sách của cấp ủy được chính xác và bền vững hơn”, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng nhấn mạnh.

Thứ nữa, cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu và ban thường vụ cấp ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát; chủ động phát hiện vi phạm để ngăn chặn, khắc phục kịp thời, không để vi phạm của người đứng đầu thành vi phạm của một tổ chức.

Đặc biệt, cần nghiêm túc nhìn nhận, khẩn trương khắc phục các sai phạm, khuyết điểm được chỉ ra trong các kết luận kiểm tra, giám sát, không để vi phạm kéo dài trở thành một tình trạng của cả hệ thống. “Đây là những bài học sâu sắc mà Đảng bộ thành phố rút ra trong nhiệm kỳ vừa qua”, ông Quảng nói.

Bí thư Thành uỷ Hà Nẵng đề nghị, Ban Chấp Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng từ cấp Trung ương đến cơ sở.

Đồng thời, sớm triển khai thực hiện cơ chế khuyến khích và bảo vệ cán bộ có tư duy đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, làm cơ sở cho công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng đạt được hiệu quả tốt hơn.

Quyết chống “nói một đằng làm một nẻo”, “lợi ích nhóm”

Còn để việc nêu gương hiệu quả, thiết thực hơn nữa, theo Phó Bí thư Đảng ủy Khối Các cơ quan Trung ương, mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống. “Cán bộ, đảng viên phải tự đặt mình trong kỷ luật của tổ chức, nghiêm túc chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nội quy, quy định của cơ quan, đoàn thể”, ông Hà nhấn mạnh.

Đi kèm với đó, kiên quyết chống những hành vi “nói không đi đôi với làm” hoặc “nói một đằng làm một nẻo”, đấu tranh phòng, chống sự tha hóa quyền lực, tham nhũng, “lợi ích nhóm”, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” bằng những hành động, việc làm cụ thể, thiết thực…

“Khi nâng cao được trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên nhất là lãnh đạo chủ chốt các cấp sẽ góp phần hạn chế sự tha hóa quyền lực, nhất là lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng quyền lực để trục lợi”, Phó Bí thư Đảng ủy Khối Các cơ quan Trung ương khẳng định.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: Đ.X

Bà Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ cũng nhấn mạnh đến trách nhiệm của cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược trong thực hiện cải cách hành chính.

Theo bà Trà, phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ chính trị triển khai thực hiện tại các cấp, các ngành. “Đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, những người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải đi tiên phong, nêu gương sáng, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì sự nghiệp chung”, Thứ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh.

Bộ Nội vụ còn đề xuất, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, xử lý nghiêm những hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của công chức, viên chức trong thực thi công vụ, giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp.

Bộ Trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Việt Nam có thể nâng vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, sau 35 năm đổi mới, Việt Nam từ một trong những quốc gia thuộc nhóm nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp, ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới.  Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh. Ảnh: Đ.X “Tới nay, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia có nền công nghiệp thuộc vào nhóm các quốc gia có năng lực cạnh tranh toàn cầu ở mức trung bình cao”, Bộ trưởng cho hay và dẫn chứng, năng lực cạnh tranh toàn cầu của ngành công nghiệp Việt Nam đã tăng từ vị trí thứ 58 năm 2009 lên vị trí thứ 42 vào năm 2019, trở thành quốc gia có mức tăng hạng nhanh nhất trong các nước thuộc khu vực ASEAN. Đáng chú ý, trong quá trình đó, doanh nghiệp trong nước đã có bước phát triển, vươn lên mạnh mẽ; đã hình thành và phát triển được các tập đoàn kinh tế lớn như Viettel, Vingroup, Trường Hải, Thành Công, Hòa Phát... Để có thể tận dụng được thời cơ, giúp Việt Nam có thể nâng cao vai trò, vị thế trong mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu và phát triển bền vững, theo Bộ trưởng, vấn đề trọng tâm là tập trung vào thúc đẩy tái cơ cấu, nâng cao năng lực nội tại của các ngành công nghiệp; phát triển đội ngũ doanh nghiệp trong nước, củng cố các doanh nghiệp lớn, nòng cốt trong các lĩnh vực sản xuất nền tảng và lĩnh vực mũi nhọn, đặc biệt là những ngành, lĩnh vực áp dụng chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ cao.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng: Chuyển đổi số mở ra không gian phát triển mới Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình hay chiến lược về chuyển đổi số quốc gia, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nhận thức về chuyển đổi số song hành cùng các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Đ.X  “Chuyển đổi số là cuộc chuyển đổi toàn diện từ không gian thực lên không gian số, cho phép đưa toàn bộ hoạt động lên không gian số. Cuộc dịch chuyển này diễn ra với tốc độ nhanh chóng theo ba trụ cột: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Giống như khai phá những vùng đất mới, không gian mạng được mở rộng sẽ tạo dư địa và mở ra không gian phát triển mới cho đất nước”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh. Để tăng tốc chuyển đổi số quốc gia, Bộ trưởng Hùng nêu 4 giải pháp đột phá về vấn đề làm chủ hạ tầng số; làm chủ các nền tảng số; làm chủ không gian mạng quốc gia hướng tới phát triển không gian mạng quốc gia an toàn, lành mạnh, nhân văn và rộng khắp; làm chủ công nghệ sản xuất “Make in Viet Nam”, hướng tới mục tiêu hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu. “Chuyển đổi số và “Make in Viet Nam” sẽ là con đường đúng đắn và bền vững nhất để nâng tầm và đưa sản phẩm Make in Viet Nam tiếp cận với các thị trường ngoài nước. Việt Nam, làm chủ công nghệ, sáng tạo công nghệ, dựa trên công nghệ mở, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế tập trung giải quyết bài toán Việt Nam và từ đó vươn ra thế giới”, ông Hùng khẳng định.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Chuẩn bị “từ sớm”, “từ xa” các phương án tiếp công dân để phục vụ Đại hội Đảng các cấp

Chuẩn bị “từ sớm”, “từ xa” các phương án tiếp công dân để phục vụ Đại hội Đảng các cấp

(Thanh tra) - Trong thời gian qua, các địa phương tập trung giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo (KNTC) phức tạp, kéo dài, không để phát sinh “điểm nóng”; đồng thời, triển khai các kế hoạch tiếp công dân (TCD) nhằm đảm bảo an ninh trật tự trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV.

Thái Hải

08:00 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm