00:00
00:00
00:00

Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Báo cáo giám sát của Quốc hội về bảo vệ môi trường: Thanh tra Chính phủ đưa ra nhiều kiến nghị

Bài 1: Tham mưu, ban hành quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn

Đan Quế

Thứ ba, 01/04/2025 - 13:36

(Thanh tra) - Báo cáo số 346 ngày 14/3/2025 của Thanh tra Chính phủ về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường gửi đến Đoàn Giám sát của Quốc hội chỉ ra các bất cập trong việc thực hiện pháp luật về môi trường và đưa ra nhiều kiến nghị thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Chính trị…

Thanh tra Chính phủ đưa ra nhiều kiến nghị khi báo cáo về việc thực hiện pháp luật về môi trường. Ảnh: IT

Báo cáo số 346 ngày 14/3/2025 của Thanh tra Chính phủ về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường gửi đến Đoàn Giám sát của Quốc hội nêu, từ năm 2022 đến hết năm 2024, Thanh tra Chính phủ không tiến hành thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, ngày 3/10/2023, Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Kết luận thanh tra số 2232/KL-TTCP về thanh tra trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường (viết tắt là Bộ TN&MT) trong công tác quản lý Nhà nước về môi trường và khoáng sản (thời kỳ thanh tra 2017-2020).

Ngày 6/2/2025, Bộ TN&MT có Báo cáo số 19/BC-BTNMT về kết quả thực hiện Kết luận thanh tra số 2232/KL-TTCP ngày 3/10/2023 của Thanh tra Chính phủ có một số nội dung liên quan trong thời kỳ Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành.

Báo cáo chỉ rõ Kết luận thanh tra số 2232/KL-TTCP ngày 3/10/2023 của Thanh tra Chính phủ đã cho thấy việc tham mưu, ban hành hệ thống quy định, chính sách pháp luật về môi trường của Bộ TN&MT thời gian qua còn nhiều tồn tại: Bộ TN&MT chậm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia là không thực hiện đúng quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014, dẫn đến việc quy hoạch bảo vệ môi trường chưa phù hợp và tương ứng với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội.

Bộ TN&MT tham mưu, xây dựng và trình cơ quan có thấm quyền phê duyệt văn bản quy phạm pháp luật về công tác môi trường còn chậm so với thời hạn được giao và chậm xây dựng đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông liên tỉnh, chậm hướng dẫn tổ chức và hoạt động của quỹ bảo vệ môi trường địa phương theo quy định, từ đó ảnh hưởng đến việc triển khai nhiệm vụ và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khi thực hiện.

Bộ TN&MT tham mưu để Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ tổng hợp, cân đối nhu cầu và theo dõi, giám sát tình hình thực hiện nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm của các bộ, ngành, địa phương nhưng việc tham mưu nguồn vốn kinh phí sự nghiệp môi trường còn mâu thuẫn với Luật Ngân sách dẫn đến việc nhiều địa phương còn chưa tập trung được nguồn lực để giải quyết những vấn đề ô nhiễm môi trường lớn.

Bộ TN&MT xây dựng, tham mưu để Chính phủ ban hành Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ (khoản 3, Điều 47) quy định bắt buộc các chủ dự án có nguồn khí thải lưu lượng lớn phải có quan trắc tự động khí thải tự động môi trường cố định gồm 8 thông số (lưu lượng, nhiệt độ, áp suất, O2 dư, bụi tổng, SO2, NOx và CO).

Tuy nhiên, qua kiểm tra cho thấy không phải nguồn khí thải lớn nào cũng có đủ 8 thông số là chưa phù hợp, do đó Bộ TN&MT cần tham mưu cấp có thẩm quyền điều chỉnh theo từng nhóm loại hình cho phù hợp để tránh lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp.

Bộ TN&MT chủ trì, tham mưu xây dựng Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 còn nhiều nội dung chưa hợp lý, chưa phù hợp với thực tế; còn quy định nhiều loại giấy phép liên quan đến môi trường như: Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường; Giấy phép xả thải vào nguồn nước; Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi; Giấy phép xả khí thải công nghiệp; Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khâu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; Giấy phép xử lý chắt thài nguy hại; sổ đăng ký’ chủ nguồn thải chất thải nguy hại... là gây khó khăn, nhiều thủ tục cho doanh nghiệp, cần sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp.

Một số nội dung về chính sách, pháp luật môi trường đã được khắc phục một phần khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, Bộ TN&MT cần rà soát tất cả các quy định pháp luật còn mâu thuẫn, kịp thời điều chỉnh, xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh, xử lý đảm bảo việc thực hiện của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được thuận lợi và đạt hiệu quả.

Việc tham mưu, ban hành quy định về phân công, phân cấp quản lý nhà nước giữa các cấp, các ngành trong quản lý Nhà nước về môi trường của Bộ TN&MT còn chồng chéo, chưa thống nhất, cần được sửa đổi cho phù hợp. Cụ thể, Bộ TN&MT tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định 36 và Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 15 nhưng còn một số nội dung liên quan đến thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường chồng chéo, không thống nhất giữa các văn bản về tổ chức thực hiện, kiểm soát về môi trường, vốn sự nghiệp cho môi trường (như: Điểm đ khoản 9 Điều 2 Nghị định số 36/2017/NĐ-CP mâu thuẫn điểm b khoản 7 Điều 2 Quyết định số 15/2018/QĐ-TTg) dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện.

Bộ TN&MT tham mưu, trình Quốc hội để ban hành Luật Bảo vệ môi trường nhưng chưa thống nhất trình tự phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường với Luật Đầu tư công và Luật Đầu tư, trong đó Luật Bảo vệ môi trường quy định phải có chủ trương đầu tư mới phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong khi Luật Đầu tư công và Luật Đầu tư đều quy định phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường mới được phê duyệt chủ trương đầu tư của dự án; tham mưu, trình Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Tài nguyên nước năm 2012, Luật Thủy lợi 2017 (do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu, trình) đều đang có quy định về các loại giấy phép liên quan đến môi trường là chưa phù hợp. Việc chưa thống nhất trình tự trong phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trong việc triển khai dự án, dẫn đến gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện của chủ đầu tư nhưng chưa được Bộ TN&MT tham mưu, kiến nghị, điều chỉnh kịp thời.

Thanh tra Chính phủ chấn chỉnh nhiều tồn tại trong thực hiện Luật Bảo vệ môi trường 2014. Ảnh: IT

Bộ TN&MT (Vụ Kế hoạch Tài chính) có nhiệm vụ tổ chức hoạt động Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam nhưng chậm phát hiện để Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo dõi, hạch toán và quản lý nguồn thu phí nước thải trong giai đoạn 2006-2010 tương ứng số tiền 240.235 triệu đồng như một khoản nợ phải trả để sử dụng cho hoạt động tài trợ, hỗ trợ địa phương là không đúng với quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ; sử dụng 101.095 triệu đồng thu được từ nguồn phí bảo vệ môi trường với nước thải cho các hoạt động tài trợ, hỗ trợ địa phương gặp thiên tai bão lũ... không phải là mục đích sử dụng của phí bảo vệ môi trường với nước thải như quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ. Số tiền 139.140 triệu đồng của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam thu được từ nguồn phí bảo vệ môi trường cũng cần phải được sử dụng đúng mục đích theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 5/5/2020 của Chính phủ; một số nội dung tồn tại của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam tiếp tục thực hiện theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước tại Thông báo số 792/TB-KTNN và Báo cáo kiểm toán sổ 791/KTNN-TH cùng ngày 27/12/2018.

Một số nội dung về phân công, phân cấp trong quản lý Nhà nước đã được khắc phục một phần khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, Bộ TN&MT cần rà soát tất cả các quy định pháp luật còn mâu thuẫn, kịp thời điều chỉnh, xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh, xử lý đế nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực môi trường phải thực hiện.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực tổ chức xây dựng đảng

Lạng Sơn đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực tổ chức xây dựng đảng

(Thanh tra) - Ngày 4/4, Đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đoàn Thị Hậu làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Tổ chức Tỉnh ủy về kết quả thực hiện công tác năm 2024, quý I/2025 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Chính Bình

16:53 04/04/2025
Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ làm Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp tỉnh

Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ làm Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp tỉnh

(Thanh tra) - Ngày 4/4, Tỉnh ủy Phú Thọ đã tổ chức hội nghị công bố Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo và triển khai một số nội dung trong thời gian tới và phân công ông Bùi Minh Châu, Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp tỉnh Phú Thọ.

Nam Dũng

16:51 04/04/2025

Tin mới nhất

Xem thêm