Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Trường Cơ khí – Ô tô, Đại học Công nghiệp Hà Nội góp phần nâng cao chất lượng giáo dục STEM

Thứ tư, 08/05/2024 - 07:19

(Thanh tra) - Tiếp nối chuỗi hoạt động kết nối tài trợ thiết bị và chuyển giao công nghệ STEM, một trong những dự án trách nhiệm xã hội ý nghĩa, ngày 22/4/2024 Trường Cơ khí – Ô tô (SMAE), Đại học Công nghiệp Hà Nội thực hiện sứ mệnh lan tỏa tri thức, khơi nguồn đam mê khoa học và kiến tạo tương lai cho học sinh trường THPT huyện Phúc Thọ, Hà Nội.

Ngày 22/04, Trường Cơ khí – Ô tô (HaUI) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển cơ sở giáo dục với Trường THPT Phúc Thọ

Hiện thực hóa cam kết đồng hành

Với trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học, là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học công nghệ hàng đầu của Việt Nam theo định hướng công nghệ ứng dụng, luôn chú trọng kết nối và phục vụ cộng đồng, Trường Cơ khí – Ô tô (HaUI) sẵn sàng đồng hành và đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động nhằm tạo môi trường giáo dục tiên tiến góp phần chắp cánh và nuôi dưỡng ước mơ cho những bạn trẻ đam mê khoa học – kỹ thuật từ giáo dục STEM.

Biên bản ghi nhớ hợp tác là nỗ lực của Trường Cơ khí – Ô tô (HaUI) trong việc hiện thực hóa cam kết đồng hành cùng các trường THPT trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững lâu dài. Trong đó, SMAE tài trợ, chuyển giao công nghệ các sản phẩm STEM gồm máy in 3D, Robot lập trình điều khiển.

PGS.TS.Hoàng Tiến Dũng – Hiệu trưởng Trường Cơ khí – Ô tô, Đại học Công nghiệp Hà Nội phát biểu tại chương trình

PGS.TS.Hoàng Tiến Dũng – Hiệu trưởng Trường Cơ khí – Ô tô, Đại học Công nghiệp Hà Nội cho rằng: Kết nối giữa trường đại học với trường trung học phổ thông trong hỗ trợ giáo dục STEM định hướng nghề nghiệp cho học sinh là điều cần thiết; đồng thời, được xem là giải pháp đẩy mạnh giáo dục, nền tảng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trường Cơ khí – Ô tô, Đại học Công nghiệp Hà Nội trao tặng máy in 3D, robot lập trình điều khiển cho Trường THPT Phúc Thọ

Để hoạt động này tiếp tục phát huy hiệu quả trong thời gian tới, PGS.TS.Hoàng Tiến Dũng cho biết, bên cạnh việc trang bị các thiết bị, sản phẩm STEM do thầy và trò Nhà trường nghiên cứu, thiết kế và chế tạo, cần tiếp tục xây dựng đội ngũ cốt cán trong đào tạo, tập huấn thực hành thiết bị STEM nhằm trang bị cho giáo viên, học sinh những kiến thức và kĩ năng cần thiết để giải quyết những bài toán thực tiễn trong cuộc sống.

Nhắn nhủ đến các em học sinh, thầy Nguyễn Văn Giới - Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường THPT Phúc Thọ bày tỏ mong muốn các em hãy mạnh dạn tham gia câu lạc bộ STEM. Các em sẽ được các chuyên gia định hướng nghiên cứu, được tiếp cận với những thiết bị hiện đại, được học hỏi vận dụng kiến thức đã học để tạo ra những sản phẩm có ích

Thầy Hoàng Tiến Dũng – Hiệu trưởng Trưởng Cơ khí – Ô tô (HaUI) tặng quà lưu niệm cho đại diện Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phúc Thọ

Chương trình còn thu hút sự quan tâm của các trường THCS trên địa bàn

Với cam kết trách nhiệm xã hội cao nhất, giảng viên và sinh viên Nhà trường có trách nhiệm trong việc truyền bá khoa học, thúc đẩy học sinh ở các trường phổ thông tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, chủ động hỗ trợ các em thực hiện những đề tài khoa học có tính ứng dụng, từ đó truyền cảm hứng học tập và khuyến khích các em nuôi dưỡng những “giấc mơ” STEM.

Với cam kết trách nhiệm xã hội cao nhất, giảng viên và sinh viên Nhà trường có trách nhiệm trong việc truyền bá khoa học, thúc đẩy học sinh ở các trường phổ thông tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, chủ động hỗ trợ các em thực hiện những đề tài khoa học có tính ứng dụng, từ đó truyền cảm hứng học tập và khuyến khích các em nuôi dưỡng những “giấc mơ” STEM.

Phục vụ cộng đồng vì sự phát triển bền vững

Thầy Hoàng Tiến Dũng – Hiệu trưởng Trường Cơ khí – Ô tô, Đại học Công nghiệp Hà Nội, thầy Nguyễn Thanh Hải - Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phúc Thọ tham quan gian hàng sản phẩm sáng tạo STEM

Không chỉ phục vụ cộng đồng trong việc phát triển giáo dục STEM, PGS.TS.Hoàng Tiến Dũng bày tỏ mong muốn, thông qua trải nghiệm những công nghệ mới, đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như công nghệ in 3D, Robot lập trình điều khiển, các em học sinh có thể ứng dụng các kiến thức liên môn, liên ngành vào đời sống thực tiễn, phát triển ý tưởng, sản phẩm sáng tạo và hướng nghiệp ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Và chính những sản phẩm, dịch vụ đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh, sản xuất, an sinh xã hội cho chính quê hương mình sinh sống. Điều này càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.

Nhóm học sinh trường THPT Phúc Thọ ứng dụng công nghệ in 3D trong lĩnh vực nông nghiệp

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất thuần nông, nhóm học sinh Trường THPT Phúc Thọ thấu hiểu những nỗi nhọc nhằn, vất vả của người nông dân. Thuyết minh những ý tưởng xuất phát từ nhu cầu thực tế tại địa phương, nhóm học sinh như chìm đắm vào những câu chuyện, những ứng dụng của công nghệ in 3D để chế tạo các bộ phận cấu thành hệ thống tưới tiêu tự động. Niềm vui và tự hào ánh lên trên gương mặt các em với mong muốn tạo ra những sản phẩm có tính ứng dụng cao, từ đó, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, tiết kiệm công sức và chi phí sản xuất cho người nông dân.

Học sinh hào hứng trải nghiệm với các sản phẩm ứng dụng STEM

Tại chương trình, các em không chỉ được quan sát, tìm hiểu những điều mới lạ của công nghệ STEM mà còn trực tiếp trình bày ý tưởng, tham gia thực hành, nghiên cứu và chế tạo sản phẩm từ công nghệ in 3D; cùng nhau giải những bài toán khó, lập trình điều khiển những chuyển động cơ bản, dò đường tự động và phát hiện vật cản để Robot về đích nhanh nhất.

Nhiều hoạt động thú vị trong chương trình STEM như trình diễn Robot, xe tiết kiệm nhiên liệu

Bên cạnh đó, với khả năng tạo ra các vật thể có hình dạng và kích thước phức tạp từ công nghệ in 3D, mỗi bài giảng của thầy/cô không chỉ chuyên sâu về học thuật mà còn trở nên sinh động, trực quan hơn. Học sinh sẽ trở nên thích thú khi được khám phá, trải nghiệm các mô hình có độ chính xác tới từng chi tiết. Đơn cử, như việc tạo ra mô hình 3D của các hình khối, vật thể trong không gian ba chiều để học sinh dễ dàng theo dõi và tiếp thu các kiến thức toán học được tốt hơn.

Chương trình thu hút đông đảo giáo viên, học sinh tham quan, trải nghiệm

Sau khi được đào tạo nhiều kiến thức bổ ích về STEM, điều tuyệt vời nhất là các bạn trẻ đã được tiếp thêm niềm đam mê công nghệ và khát khao đóng góp vì cộng đồng, có cơ hội bộc lộ năng khiếu, phát triển tư duy logic, tự tin mơ những giấc mơ lớn và biến chúng thành hiện thực.

SMAE nuôi dưỡng những tài năng công nghệ

Thông qua chương trình STEM, học sinh không chỉ được phát triển năng lực của bản thân mà còn có thêm kinh nghiệm cho ngành học tương lai, qua đó, góp phần định hướng cho các em có niềm đam mê, năng lực và xu hướng lựa chọn nghề nghiệp về các ngành công nghệ, kỹ thuật khi còn ngồi ở ghế nhà trường.

Theo đuổi niềm đam mê khoa học, hai anh em song sinh Phạm Đức Thịnh và Phạm Minh Thái cho biết, hai em đã có thêm kiến thức, kinh nghiệm về lập trình Robot sẵn sàng hơn cho đam mê làm việc ở ngành Robot và trí tuệ nhân tạo

Nhiều học sinh nhất trí rằng quá trình trải nghiệm vừa rồi đã giúp các em khám phá điểm mạnh của bản thân và bày tỏ quyết tâm với mục tiêu cao nhất trở thành sinh viên của Trường Cơ khí – Ô tô, Đại học Công nghiệp Hà Nội

Trường Cơ khí – Ô tô (HaUI) tiếp tục cuộc hành trình đồng hành cũng giáo dục STEM để nhiều thế hệ học sinh được chắp cánh ước mơ, kết nối sáng tạo và là nhịp cầu kết nối thế hệ trẻ Việt Nam với thế giới khoa học công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Và giáo dục STEM, chính là bước đi lớn mà SMAE đã nỗ lực khẳng định vị thế của một cơ sở giáo dục đại học: nghiên cứu khoa học để cống hiến nhiều hơn nữa cho xã hội.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Đình chỉ 3 học sinh đánh hội đồng bạn bị gãy đốt sống cổ

Thanh Hoá: Đình chỉ 3 học sinh đánh hội đồng bạn bị gãy đốt sống cổ

(Thanh tra) - Ngày 21/11, ông Đặng Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường THPT Nông Cống 2, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết, nhà trường đã tiến hành họp Hội đồng Kỷ luật, đưa ra hình thức kỷ luật đình chỉ học đối với 3 học sinh trực tiếp tham gia đánh bạn. Thời gian đình chỉ học trong 2 tuần, từ 19/11 đến 2/12.

Hương Trà

19:24 21/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm