Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trọng Tài
Thứ năm, 19/05/2022 - 20:02
(Thanh tra) - Sau hơn 10 năm thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, của tỉnh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện; cải thiện rõ rệt đời sống của người nông dân và người dân ở nông thôn; niềm tin của người dân vào Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương ngày càng được nâng cao.
Sau hơn 10 năm thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, của tỉnh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Ảnh: Trọng Tài
Phát triển ngành nghề nông thôn gắn với du lịch sinh thái
Những năm qua, công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã có bước khởi sắc, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn chuyển đổi tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp dịch vụ. Nông nghiệp được cơ cấu lại theo hướng hiện đại.
Nông thôn đổi mới, khang trang, văn minh hơn, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, điều kiện sống của phần lớn người dân nông thôn được cải thiện rõ rệt; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Đề án 196 về đích sớm hơn so với mục tiêu thời gian đặt ra và đạt được những thành tựu to lớn, làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn.
Cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp theo hướng đồng bộ, hiện đại, kết nối với đô thị; kết nối nông nghiệp với công nghiệp dịch vụ và với các khu kinh tế, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.
Cùng với đó, đời sống vật chất, tinh thần, thu nhập, năng lực làm chủ của người dân tăng lên. Số hộ nghèo giảm nhanh. Nông dân Quảng Ninh đã phát huy tốt hơn vai trò chủ thể, tích cực trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ, tham gia vào chuỗi giá trị nông sản, khôi phục và phát triển một số ngành nghề nông thôn gắn với du lịch sinh thái.
Đặc biệt, người dân nông thôn tích cực tham gia tự nguyện hiến đất, góp công sức cùng hệ thống chính trị cơ sở trong công cuộc xây dựng NTM để hiện thực hóa phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng.
Những mô hình sản xuất kinh doanh mới trong nông nghiệp, nông thôn ở Quảng Ninh có nhiều đổi mới phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các chỉ đạo của Trung ương về phát triển tam nông và kinh tế tập thể; đã hình thành được các mô hình hợp tác, mô hình liên kết sản xuất chế biến dịch vụ nông nghiệp gắn kết giữa công nghiệp, du lịch, dịch vụ với nông nghiệp theo chuỗi giá trị kinh tế hộ gia đình tiếp tục có xu hướng chuyển dịch sang công nghiệp, dịch vụ…
Lấy nông dân là trung tâm
Để hoàn thành thắng lợi mục tiêu đề ra trong năm 2022 là Quảng Ninh sẽ có thêm 4 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 3 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 4 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM và tỉnh Quảng Ninh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh yêu cầu, các cấp, ngành, địa phương phải quán triệt rõ các quan điểm, đó là, phải lấy nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình triển khai thực hiện.
Trong đó, phải coi trọng việc nâng cao chất lượng toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn và người dân trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo để có người dân có cuộc sống được nâng cao về chất lượng sống, được hưởng thụ các dịch vụ về hạ tầng tiệm cận với đô thị.
Tỉnh tiếp tục ưu tiên tăng nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn tập trung vào 3 khâu đột phá, trong đó trong năm 2022 tập trung nguồn lực cho phát triển hạ tầng giáo dục đào tạo ở các huyện nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.
Chú trọng đúng mức tới việc đầu tư hạ tầng thiết yếu để phục vụ phát triển sản xuất, phát triển các mô hình sản xuất mới, mô hình liên kết giữa khu vực công nghiệp, dịch vụ, du lịch với nông nghiệp; mô hình kết nối đô thị với nông thôn.
Tập trung nguồn lực để làm đến đâu dứt điểm đến đó về hạ tầng nông thôn và hạ tầng của các xã vùng núi, biên giới, hải đảo theo hướng toàn diện, đồng bộ về kết cấu hạ tầng KT-XH; xây dựng văn hóa giàu bản sắc, môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp; an ninh trật tự.
Dứt khoát phải lấy mục tiêu phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của người dân nông thôn gắn với phát triển giáo dục đào tạo, phát triển lực lượng lao động, chuyển đổi nghề để đảm bảo người dân, người lao động gắn bó với mảnh đất Quảng Ninh.
Đặc biệt, cơ chế thực hiện phải được làm chặt chẽ từ cấp thôn đến cấp tỉnh. Công việc phải kiểm đếm hàng tháng với tinh thần cán bộ cấp tỉnh nắm rõ tình hình, công việc của cấp xã, cán bộ cấp huyện nắm rõ công việc của cấp thôn và cán bộ cấp xã phải nắm rõ tình hình đời sống, sinh kế, việc làm của người dân xã mình, nhất là hộ nghèo, cận nghèo.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 23/11, tại thị xã Cửa Lò, Uỷ ban Dân tộc Chính phủ phối hợp tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo, toạ đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg của Chính phủ về đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, giai đoạn 2025 – 2030”.
Lợi Châu
19:47 23/11/2024(Thanh tra) - Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn 1 từ 2021 - 2025, thời gian qua Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Nghệ An đã chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp, nhất là đối với người dân ở các huyện miền núi, biên giới, có đồng bào DTTS sinh sống.
Đức Anh
19:47 23/11/2024Bùi Bình
22:58 22/11/2024Văn Thanh
22:01 22/11/2024Nam Dũng
21:38 22/11/2024Bùi Bình
Trung Hà
Bùi Bình
Lợi Châu
Đức Anh
Văn Thanh
Hương Giang
Hương Giang
Hương Giang
Minh Thắng
Văn Thanh