Bức xúc vì sự việc này, bà Tư đã liên hệ với Ban Giám đốc SJC Cần Thơ với mong muốn nhận được câu trả lời thỏa đáng. Nhưng thông tin phản hồi của SJC Cần Thơ là khách hàng phải tự kiểm tiền, và quy định ở đây bán vàng ra thì có hóa đơn còn mua vàng vào thì chỉ có phiếu mua hàng có đóng dấu treo. Nếu bị thiếu thì nhân viên SJC Cần Thơ sẽ bỏ tiền túi ra đền (?). 
 
Không đồng tình với cách trả lời thiếu trách nhiệm của SJC Cần Thơ, bà Tư đã phản ánh sự việc này với Thống đốc Ngân hàng và các cơ quan thông tấn báo chí. Theo đó, bà Tư khẳng định khi giao tiền mua vàng, một nhân viên của SJC Cần Thơ đã nói là cọc tiền 500 triệu còn niêm phong thì khỏi cần đếm. Nghe nhân viên SJC Cần Thơ nói vậy và nhìn thấy còn dấu niêm phong của Eximbank Tây Đô - Cần Thơ nên bà Tư mới cầm tiền về. Để rồi sau đó mới tá hỏa khi biết rằng mình có thế mất uy tín khi đem cọc tiền bị thiếu này đến gửi quỹ tiết kiệm khác. Nếu theo quy định trên niêm phong của Eximbank Tây Đô - Cần Thơ đã ghi rõ: “Niêm phong chỉ có giá trị trong nội bộ cơ quan - Khi nhận tiền yêu cầu khách hàng đếm tại quầy”. Như vậy, khách hàng của Eximbank Tây Đô - Cần Thơ là SJC Cần Thơ nên Ban Giám đốc SJC Cần Thơ phải chịu trách nhiệm về việc cọc tiền 500 triệu đồng bị thiếu. 
 
Ngân hàng trả cho khách hàng đều là những cọc tiền nằm trong cọc đã niêm phong thì thông thường khách hàng rất tin tưởng việc niêm phong này. Do vậy, sự việc về giá trị thì nhỏ nhưng cách xử lý của Ban Giám đốc SJC Cần Thơ theo kiểu đổ hết trách nhiệm cho người giao dịch là chưa phù hợp, sẽ gây bức xúc cho khách hàng, cũng như ít nhiều làm mất uy tín của Eximbank Tây Đô - Cần Thơ.
Đỗ Chu