Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 18/10/2012 - 06:23
(Thanh tra)- Đó là Nghị định mới nhất của Chính phủ (số 83/2012/NĐ-CP, ngày 9/10/2012) về chức năng, quyền năng và cơ cấu tổ chức mới của Thanh tra Chính phủ.
Dân gian gọi là Bộ Thanh tra cũng có lý. Vì nó có đến 19 đơn vị, cơ cấu tương đương với nhiều Bộ lớn. Trước đây chưa có Vụ Kế hoạch, Tài chính và Tổng hợp, nên cơ quan gặp nhiều khó khăn khi triển khai, lập kế hoạch, dự trù, phương án đề xuất… Thường là “ăn đong”. Có khi Thủ tướng Võ Văn Kiệt còn bút phê vào đơn thư: Cứ cử người làm gấp, kinh phí sẽ duyệt bổ sung sau… Nay thì đã có một vụ hoành tráng, phù hợp với chức năng “tác chiến, cơ động”, “nhanh nhạy, kịp thời”, “có hiệu quả, hiệu lực” của ngành. Thật sướng!
Trước đây, chưa có Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra. Đây có thể coi là bộ máy để “phúc tra”, để giải quyết mọi việc còn tồn đọng sau thanh tra. Đây chính là “cơ quan thi hành án” của ngành Thanh tra. Có nó, các đối tượng thanh tra không thể “lần khân” né tránh việc sửa sai, việc nộp phạt, việc xử lý cán bộ nhân viên và lãnh đạo vi phạm. Nó là cơ quan hành động theo “kiến nghị”. Nó không có quyền nhân nhượng, bảo kê, hoặc thiếu kiên quyết. Đặc biệt, nó thay mặt lãnh đạo Thanh tra Chính phủ giám sát việc thanh tra, thẩm định, xem xét lại các vấn đề phức tạp, nổi cộm, các khiếu nại, tố cáo về đoàn thanh tra, kết luận thanh tra. Nó đảm đương nhiệm vụ của cơ quan phúc thẩm… Nó gánh một phần việc quan trọng trong việc đánh giá, xem xét hiệu quả công việc của các đoàn thanh tra mà lâu nay vì “tế nhị” không thể cử được ai quản lý, đảm trách… Đó là việc không mới trong hành pháp và tư pháp. Nhưng, với cơ quan thanh ra, đòi hỏi sự thận trọng, kinh nghiệm và sự tận tâm của mỗi cán bộ trong vụ mới này. “Độ nhạy” của vụ sẽ được thực tế minh xét. Nhưng, chắc chắn, “những con sâu” tham nhũng sẽ rất quan tâm, sẵn sàng bỏ ra tiền của công sức để sử dụng, mua bán, đổi chác các ảnh hưởng của vụ này. Vì hiệu quả, hiệu lực của các cuộc thanh tra cuối cùng kết thúc ở vụ này. Thành bại của ngành có thể cũng từ đây.
Cuối cùng, chúng tôi muốn nói đến Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư. Tiền thân của nó là Vụ 4 (Thanh tra Nhà nước) hay còn gọi là Vụ Xét khiếu tố. Nay thì nó đã được trả lại tên, trả lại vị trí, trả lại cái nhiệm vụ mà nó từng làm rất có hiệu quả, rất gian lao, khi đối diện, thương thuyết, giải thích cho từng người dân đến “đòi gặp lãnh đạo”, “đòi một phát ăn ngay”, “giải quyết ngay tức thì”, “giải quyết khẩn cấp”… Vụ này, trước rất khó tìm người, vì đã vào thanh tra, ai cũng muốn đi theo đoàn, “làm việc với đối tượng”, “đối tượng” chức vụ càng cao làm càng dễ thể hiện. Đối tượng là doanh nghiệp thì càng có “cơ sở”, có điều kiện “chăm sóc lẫn nhau”, và “ơn huệ” dài dài… Rất khó chọn người, còn là vì công việc khó nhằn. Khó thật sự vì ngoài năng lực, học vấn, kinh nghiệm, sự từng trải còn yêu cầu là người rất có bản lĩnh, dám chịu trách nhiệm, chịu được cả đòn thù và đòn của đồng đội nữa... Vì khi đối chất có khi đối tượng cầm đơn từng là cán bộ quản lý, là giáo sư, là nhà khoa học, là “đại gia”, là người cùng cực, “cố cùng”, có khi họ là “anh hùng”, là người bị oan…
Việc trả công, bồi dưỡng xứng đáng cho những người trực tiếp xử lý đơn thư tiếp dân là vô cùng cần thiết. Cần có sự luân chuyển, tuyển chọn người giỏi của ngành ra gánh vác trọng trách này. Vì chính đây, là nơi thể hiện quyền uy, pháp luật, nhân đạo, công vụ vì dân của ngành. Đây là bộ mặt của ngành, của chính thể, của Đảng…
Ngành như vậy là bước sang trang mới, tràn đầy hi vọng, hứng khởi và mong muốn lập công. Chỉ mong sao các vụ cũ, cục cũ sẽ chuyên nghiệp hơn và vụ mới, cục mới sẽ bắt nhập được vào “vận hội mới” để có nhiều thắng lợi, thẳng tiến hơn.
Hoàng Trí
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý