Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 24/09/2012 - 06:46
(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có yêu cầu TP. Hà Nội tiếp tục có các biện pháp quản lý và xử lý kiên quyết, dứt điểm các trường hợp vi phạm về đất đai, đảm bảo việc quản lý, sử dụng đất trên địa bàn thành phố tiết kiệm, hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.
Dù nổi tiếng là đất chật người đông, nhưng tại Hà Nội còn khá nhiều khu biệt thự bỏ hoang
1. Các ngành chức năng của TP. Hà Nội đã đưa ra nhiều phương án xử lý, trong đó có việc đề nghị thu hồi, dành các diện tích đất này cho mục đích công cộng, hoặc bố trí chủ đầu tư khác, đủ năng lực thực hiện dự án.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Vũ Hồng Khanh, sắp tới, các quận, huyện phải tiếp tục kiểm tra, rà soát tiến độ thực hiện đối với các dự án đã được giao làm chủ đầu tư. Trong đó, đặc biệt chú ý các dự án có quyết định giao đất, cho thuê đất quá thời hạn 12 tháng vẫn chưa sử dụng, sử dụng sai mục đích.
Theo đó, UBND TP. Hà Nội đã giao Sở TN&MT làm đầu mối tập trung rà soát kết quả kiểm tra, kết luận cụ thể những vi phạm trong việc quản lý, sử dụng đối với từng ô đất, làm căn cứ lập hồ sơ thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
Kết quả kiểm tra mới nhất về tình trạng các “khu đất vàng” bị bỏ hoang trên địa bàn 4 quận, huyện: Thanh Xuân, Cầu Giấy, Tây Hồ, Từ Liêm của TP. Hà Nội cho thấy, trong tổng số 32 khu đất có diện tích khoảng 309.368m2 được kiểm tra, có 10 khu đất khoảng 159.328m2 hiện sử dụng sai mục đích như làm bãi đỗ xe, sân bóng đá mini, gara sửa ôtô…
Đa phần các dự án này đều thuộc các doanh nghiệp tên tuổi như Vinaconex, Vietcombank, Hancinco, Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị, Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà… Trong đó, mảnh đất hoang lớn nhất lên đến hơn 132.000m2 trên đường Hoàng Minh Giám của Công ty CP Tập đoàn Vina Megastar. Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Từ Liêm chiếm vị trí “á quân” với mảnh đất trống gần 70.000m2 dự định xây khách sạn 5 sao… Và không chỉ bỏ hoang đất, không ít chủ đầu tư còn chây ỳ nghĩa vụ về đất với TP. Hà Nội.
Những biệt thự hoang ở khu Mỹ Đình II
Theo Cục Thuế TP. Hà Nội, các doanh nghiệp kinh doanh, nhà đầu tư BĐS trên địa bàn hiện đang nợ hơn 4000 tỷ đồng, trong đó có đóng góp không nhỏ của các dự án đang bỏ hoang kể trên.
Được biết, hàng loạt khu đất “vàng” như khu đất 7.463m2 của Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị (HUD) tại Khu đô thị (KĐT) Mỹ Đình II (huyện Từ Liêm), khu đất 9.077m2 của Công ty CP Tu tạo và phát triển nhà tại KĐT Mễ Trì Hạ (Từ Liêm), khu đất 19.962m2 tại KĐT Mỹ Đình - Mễ Trì (Từ Liêm) của Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà, khu đất tại tuyến Lê Văn Lương của Công ty Hacinco… đều bị các quận, huyện đề nghị TP làm thủ tục thu hồi.
2. Trong khi đó, Quỹ đất của TP. Hà Nội eo hẹp khiến thành phố khó khăn trong việc xây dựng các công trình công cộng, giải quyết chỗ ở cho người dân, nhưng lại có hàng trăm biệt thự, căn hộ tại các khu chung cư, đô thị đẹp nhất, nhì Hà Thành vẫn để hoang.
KĐT mới Văn Quán và KĐT Xuân La hiện có cả trăm căn biệt thự tiền tỷ, có cái đã hoàn thiện, có cái đã xây xong phần thô, nhưng đều chưa có ai sử dụng. Hỏi ra đều có chủ cả nhưng vì chưa có ai ở, nên nhiều ngôi nhà đang bị rêu mốc xanh, mốc trắng, cỏ phủ hết cả lối đi. Nhưng những ngôi nhà bỏ hoang ấy chưa thấm vào đâu so với số biệt thự bỏ hoang ở khu vực Mễ Trì, Pháp Vân - Tứ Hiệp, Việt Hưng…
Những ngôi nhà hoang liền kề trên đường Yên Phụ cũng trong tình trạng tương tự. Một người dân ở đây cho biết, những ngôi nhà này đã hoàn thiện từ vài năm trước, đều có chủ cả, nhưng chả thấy ai đến ở hay chăm sóc gì. Hầu hết các ngôi nhà ở đây đều đã xây xong từ vài năm nay rồi, và hầu hết đã được mua bán qua nhiều chủ.
Nhà bỏ hoang không chỉ gây nên lãng phí tài sản xã hội, mà vô tình trở thành nơi tụ tập của một số tệ nạn xã hội.
Thực tế này cũng cho thấy, một lượng diện tích nhà rất lớn đã bán cho những người có tiền đầu cơ, nhưng chưa sử dụng đến. Nếu cứ đà này thì sẽ có một bộ phận lớn dân cư sẽ chẳng bao giờ có nhà. Tất cả những căn hộ chung cư, biệt thự kia chắc chắn chủ nhân là những người có tiền mua để dành, để đầu cơ. Còn người lao động, cán bộ công chức thì làm sao mua được.
Được biết, hiện TP. Hà Nội đã ban hành một số chính sách nhằm chống đầu cơ, nhưng vẫn thiếu thực tế nên khó xử lý. Người ta vẫn cứ ngấm ngầm mua bán trao tay, thậm chí mua bán trên giấy tờ, nên việc chống đầu cơ không hiệu quả. Nên chăng, thành phố nên điều chỉnh lại định hướng phát triển nhà ở cho đúng, hạn chế nhà cao cấp, đầu tư vào những chung cư phù hợp phục vụ đa số người thu nhập thấp.
Theo ước tính đến nay tại gần 90 dự án nhà ở và khu đô thị mới của Hà Nội có hơn 12.000 biệt thự. Khoảng 20% số biệt thự này đã hoàn thiện và có người đến ở. Trong 80% số biệt thự còn lại thì gần một nửa đang được hoàn thiện từng phần. Còn hơn một nửa, tức là trên (dưới) 5.000 biệt thự bỏ hoang từ 3 - 5 năm nay, có nơi đã bỏ hoang tới 7 - 8 năm.
Minh Hương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý