Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vấn nạn chưa có lời giải

Chủ nhật, 02/09/2012 - 15:40

(Thanh tra) - Xâm hại tình dục trẻ em ngày càng gia tăng và có diễn biến phức tạp. Đây là nhận định chung của nhiều chuyên gia pháp lý, nhà tâm lý… Nguyên nhân từ đâu? Làm thế nào để bảo vệ trẻ em? Đang là những câu hỏi không dễ có lời giải đáp.

Ảnh minh họa

Nguyên nhân…

Chuyên gia tâm lý Lý Thị Mai cho rằng, nguyên nhân của vấn nạn này thuộc về nhiều phía. Phần lớn đối tượng xâm hại tình dục xuất thân từ những gia đình bất ổn. Cha mẹ của nạn nhân chưa ý thức đầy đủ, hoặc có suy nghĩ đơn giản về việc bảo vệ trẻ em. 

Măc dù, pháp luật không dung tha đối với hành vi này nhưng việc triển khai trong thực tế đâu đó vẫn còn chưa nghiêm minh. Không ít gia đình nạn nhân có tâm lý e ngại, không muốn tố giác, hoặc bị đe dọa nên đã chọn “giải pháp im lặng”, bao che để tránh mang tiếng cho con cái của mình khi sự việc xảy ra. Đây là một trong những nguyên nhân mà đối tượng phạm tội lợi dụng để phạm tội. Chưa kể, đối tượng phạm tội chưa coi đây là tội phạm nghiêm trọng. 

Bà Lê Thị Xuân Lan, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam nhìn nhận dưới góc độ quản lý nhà nước về trẻ em, trong thời gian qua, việc quản lý Nhà nước đối với trẻ em thường xuyên có sự thay đổi, không mang tính ổn định. Vì vậy, cán bộ phụ trách lĩnh vực này cũng không có sự liên tục nên kinh nghiệm, xử lý tình huống còn chậm. 

Bên cạnh đó, công tác thống kê, cập nhật số liệu về lĩnh vực này hiện nay chưa có một cuộc tổng điều tra xã hội học nào toàn diện, đầy đủ để từ đó phát hiện, ngăn chặn và bảo vệ một cách tốt nhất cho trẻ em. Đây cũng là một trong những nguyên nhân tình trạng xâm hại tình dục có diễn biến phức tạp.

Bà Xuân Lan đặt vấn đề: Tham nhũng phải có điều kiện tham nhũng. Xâm hại tình dục cũng phải có điều kiện để xâm hại. Một thực tế hiện nay, các nhà trọ ở các thành phố lớn rất chật hẹp, chung chạ, đây là một trong những điều kiện cho loại tội phạm này dễ phát sinh. Thời gian qua, trên các phương tiện truyền thông đã phản ánh về việc hiếp dâm trẻ em ở những khu nhà trọ rất dã man là một thực tế như vậy. 

Có thể thấy rằng, chính sự phản ứng yếu ớt của cha mẹ khi bảo vệ trẻ em, cũng như  nhiều phụ huynh chưa có ý thức bảo vệ trẻ em là con gái của người khác như con gái của mình, cùng với thái độ chủ quan mà xảy ra phạm tội. 

Ngoài ra, theo bà Xuân Lan, một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng không nhỏ là chậm xử lý của các cơ quan có thẩm quyền khi vụ việc xảy ra dẫn đến kết quả xử lý không cao, “nhờn thuốc”. 

Thượng tá Trần Văn Quảng, C45 - Bộ Công an cho biết, nạn nhân thường là các em gái vị thành niên, thiếu kỹ năng tự bảo vệ mình. Gia đình nạn nhân thường nghèo, gia đình có sự bất ổn, hoặc có cha mẹ ly hôn... Các em thường không được giáo dục về giới tính và cách tự bảo vệ mình. Qua tổng kết từ những vụ án đã xử lý cho thấy, đối tượng phạm tội phần lớn liên quan đến hàng xóm nạn nhân; trình độ văn hóa thấp, sống buông thả, nhậu nhẹt bê tha… 

Ông Lã Ngọc Thìn, Sở Thông tin Truyền thông TP. Hồ Chí Minh cho rằng, hiện nay, truyền thông phát triển mạnh nhưng nghèo nàn về nội dung, hầu hết báo chí lấy bạo lực, thông tin tội ác làm đề tài “hot”. Đây là một trong những tác động rất nguy hiểm làm lệch lạc về hành vi nhận thức của trẻ em, rất dễ bị kích động, dẫn đến phạm tội.

Phó Chánh tòa Hình sự TAND TP. Hồ Chí Minh Thẩm phán Vũ Phi Long chia sẻ, qua công tác  xét xử, một vấn đề cũng cần đặt ra là không ít nạn nhân nhận thức không đầy đủ, lệch lạc, đồng tình với việc xâm hại tình dục như trong các vụ án giao cấu trẻ em, hoặc mua dâm người chưa thành niên. Giải quyết vấn đề như thế nào, cần có sự vào cuộc điều tra, đánh giá của những nhà xã hội học, tâm lý học.

… Giải pháp

Thẩm phán Vũ Phi Long cho biết, pháp luật ngày càng không nương tay đối với loại tội phạm xâm hại tình dục. Chế tài đối với hành vi phạm tội này ngày càng tăng nặng. Đây là tội danh duy nhất trong Bộ luật hình sự có hai khung hình phạt mức cao nhất lên đến tử hình được qui định ở Điều 112. 

Còn Thẩm phán Lê Quang Phong, Phó chánh án TAND quận 5 cho biết, để bảo vệ trẻ em, hiện nay, Tòa án thường thực hiện theo yêu cầu của phía bị hại, “xử kín” phần xét hỏi đối với các vụ án. Ngoài ra, Thẩm phán Lê Quang Phong đặt vấn đề, quy định của pháp luật đối với khách lưu trú tại nhà trọ, khách sạn rất chặt chẽ. Tuy nhiên, rất nhiều chủ nhà trọ, khách sạn bỏ qua quy định này. Điều đó tạo ra nguy cơ trẻ em bị xâm hại tình dục. 

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Thị Nhung khẳng định, trẻ em bị xâm hại tình dục sẽ bị tổn thương nặng nề về thể chất lẫn tinh thần. Bản thân các em không biết việc quan hệ tình dục sẽ dẫn đến có thai nên không biết cách xử lý. Việc phá thai, sinh non, mổ lấy thai sẽ tác động tâm lý rất lớn đến trẻ. Chưa kể, nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản về sau. Nên chăng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đưa chương trình giáo dục giới tính và kỹ năng tự bảo vệ mình cho trẻ em vào môn học chính khóa như một số nước vẫn làm. 

Đồng tình quan điểm, bà Lý Thị Mai cũng cho rằng, hiện nay bà có được mời đứng lớp các lớp học tâm lý trang bị kiến thức cho cha mẹ để họ có thêm hểu biết trong cách dạy con cái cách tự bảo vệ mình và bảo vệ như thế nào. Cho nên, không chỉ giáo dục cho trẻ em, mà phụ huynh cũng cần phải học cách bảo vệ con cái nhằm tránh được vấn nạn này..

Ông Lã Văn Thìn cho rằng, một trong những giải pháp quan trọng nhất là vai trò của cơ quan truyền thông, báo chí trong công tác tuyên truyền và định hướng xã hội về vấn nạn. Đây là kênh thông tin mang tính cập nhật, hiệu quả, tác động xã hội nhiều nhất. 

Phần lớn các đối tượng phạm tội có nhận thức pháp luật kém, không biết dừng lại khi phạm tội. Do đó, theo Luật sư Lê Quang Vũ, cần tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật nhằm răn đe, phòng ngừa tội phạm. Bên cạnh đó, cần có cơ chế bảo vệ nạn nhân để gia đình họ yên tâm tố giác. Nên chăng cần phải có cơ chế bảo vệ người bị hại trong quá trình tố tụng. 

Theo luật sư Vũ, hầu hết những đối tượng xâm hại đều không bình thường về đời sống tình dục. Trẻ em là đối tượng dễ dàng bị xâm hại nhất. Thiết nghĩ cũng cần xem xét về việc luật hóa việc mua bán dâm để hạn chế loại tội phạm này.

Quỳnh Khanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.

Nam Dũng

14:11 15/12/2024
Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm