Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 10/10/2017 - 09:21
(Thanh tra)- “Pháp luật hiện hành chưa có quy định về việc xử lý tài sản không minh bạch. Sự thiếu hụt này góp phần làm cho biện pháp minh bạch về tài sản nói chung và việc xác minh tài sản nói riêng trở nên hình thức, kém hiệu quả” - PGS.TS Trần Văn Độ, nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao lưu ý.
Biện pháp minh bạch tài sản, thu nhập còn hình thức, kém hiệu quả; thu hồi tài sản tham nhũng đạt tỷ lệ thấp. Ảnh minh họa
Kiện ra tòa để thu hồi tài sản không giải trình được
Tài sản tham nhũng đi đâu? Làm thế nào để thu hồi được tài sản tham nhũng? Đây là câu hỏi thường xuyên được đặt ra trong công cuộc phòng, chống tham nhũng (PCTN).
Thực tế xét xử lý cho thấy, tham nhũng được xếp vào nhóm tội có “xu hướng ẩn” cao. Các quan tham thường am hiểu pháp luật, có chuyên môn, tạo dựng được nhiều mối quan hệ có khả năng che chắn, bảo vệ cho hành vi sai phạm.
Cho nên, các hành vi tham nhũng thường chỉ bị phát hiện sau một thời gian dài, khiến việc thu thập chứng cứ gặp khó khăn, phức tạp, đặc biệt là xác định tài sản có nguồn gốc tham nhũng. Công tác điều tra tham nhũng thường mất nhiều thời gian, bị cắt khúc do nhiều cơ quan có chức năng khác nhau thực hiện. Khi các cơ quan có thẩm quyền chưa kịp áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để thu giữ, kê biên tài sản thì đối tượng đã kịp tẩu tán tài sản tham nhũng.
Công ước chống tham nhũng của Liên hợp quốc khuyến nghị, các quốc gia thành viên đưa ra các biện pháp hình sự hoặc phi hình sự đối với tội làm giàu bất hợp pháp của những người làm trong lĩnh vực công mà không giải trình một cách hợp lý nguồn gốc tài sản gia tăng mạnh so với thu nhập hợp pháp của họ.
“Tựu chung lại, người cán bộ, công chức, trên thực tế không có khó khăn gì khi chứng minh nguồn gốc của tàisản hoặc bảng cân đối tài khoản ngân hàng của họ”, ông Christopher Batt, Cố vấn khu vực của Cơ quan phòng chống tội phạm và ma túy của Liên Hợp quốc cho biết.
Theo đó, những đối tượng nghi ngờ liên quan tới tài sản không chứng minh được nguồn gốc cần được triệu hồi để giải trình về nguồn gốc chính đáng và hợp pháp của những tài sản được báo cáo. Trường hợp không tuân thủ hoặc không tuân thủ đầy đủ, cho phép phong tỏa quỹ và tài sản trong một thời hạn lâu hơn để chờ kết quả điều tra nguồn gốc và xem xét khả năng chuyển thành vụ việc dân sự để thu hồi tài sản do phạm tội mà có.
Để tài sản tham nhũng không bị “lọt lưới”, PGS.TS Trần Văn Độ cho rằng, phải tiến hành thu hồi tài sản tham nhũng song song với chứng minh hành vi tham nhũng, thậm chí cần tiến hành trước để lần ra dấu vết, ngăn chặn, giải quyết triệt để hậu quả.
Hơn nữa, thu hồi tài sản tham nhũng không chỉ được thực hiện thông qua bản án hình sự mà cần được thực hiện thông qua các biện pháp khác, mang lại hiệu quả cao hơn. “Khoản 4, Điều 18 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định, “cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách hoặc theo quy định của pháp luật”.
"Như vậy, khi bị các hành vi tham nhũng xâm phạm tới quyền, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ”, PGS.TS Độ nêu rõ.
PGS.TS Trần Văn Độ đề xuất Luật PCTN cần bổ sung quy định, "với tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được một cách hợp lý thì cơ quan được giao chức năng kiểm soát tài sản, thu nhập có quyền khởi kiện vụ án án dân sự tại tòa án cấp có thẩm quyền để phán quyết về nguồn gốc của phần tài sản, thu nhập đó theo trình tự khởi kiện vụ án dân sự nhằm bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự".
Theo dõi biến động tài sản, thu nhập của quan chức
Luật PCTN cũng cần bổ sung quy định, cơ quan chức năng có quyền yêu cầu giữ nguyên hiện trạng tài sản, phong tỏa tài khoản, kiểm soát tài sản, thu nhập khi có dấu hiệu tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc chuyển dịch tài sản, thu nhập; yêu cầu cơ quan quản lý thuế xem xét, xử lý và truy thu thuế đối với những khoản thu nhập tăng thêm mà không được kê khai.
Đi cùng với đó, thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, cơ quan kiểm tra Đảng, Thanh tra Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước phải áp dụng các biện pháp cần thiết để thu hồi hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền thu hồi tài sản tham nhũng.
“Tài sản tham nhũng phải được trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc sung quỹ Nhà nước. Đối với tài sản tham nhũng không xác định được chủ sở hữu hoặc tài sản tham nhũng bị trộn lẫn với tài sản khác không thể phân định được thì được sung công”, ông Độ nói.
Cũng theo nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao, Luật PCTN cần thiết phải có các quy định cho phép theo dõi biến động tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, mà trước hết là người có chức vụ, quyền hạn.
“Cần có lộ trình nghiên cứu khả năng kiểm soát thu nhập của toàn xã hội, thông qua việc tăng cường quản lý, kiểm soát thuế thu nhập cá nhân, thanh toán điện tử qua ngân hàng, không dùng tiền mặt. Trước mắt, các giao dịch lớn như mua bán tài sản có giá trị lớn, chuyển nhượng bất động sản, mua cổ phiếu, góp vốn đầu tư….. bắt buộc phải được thực hiện qua tài khoản tín dụng”, PGS.TS Trần Văn Độ nhấn mạnh.
Ông Độ nhấn mạnh, “kiểm soát thu nhập của cán bộ, công chức không những là biện pháp phòng ngừa tham nhũng mà còn giúp phát hiện, xử lý tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng”.
Các vụ án, vụ việc tham nhũng năm 2017 gây thiệt hại thiệt hại trên 1.351 tỷ đồng, đã thu hồi, kê biên 158,8 tỷ đồng, 314.000 USD và 4 căn nhà,1 căn hộ chung cư. Tổng cục Thi hành án dân sự đã thụ lý mới 128 vụ việc thuộc nhóm tội tham nhũng, tương ứng với số tiền 5.110,9 tỷ đồng, đã giải quyết xong 86 vụ việc, tương ứng với số tiền 1.013,1 tỷ đồng.
Thanh tra Chính phủ đánh giá, việc thu hồi tài sản thấp do thời gian giải quyết các vụ án tham nhũng kéo dài (do mất nhiều thời gian giám định thiệt hại) dẫn đến các tài sản là tang vật của vụ án bị hư hỏng, xuống cấp, giảm giá trị khi bán đấu giá. Đồng thời, Việt Nam chưa có hệ thống đăng ký tài sản tập trung, thống nhất và minh bạch.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý