Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tập trung cho giáo dục hướng nghiệp

Hoàng Trí

Thứ sáu, 17/11/2023 - 08:00

(Thanh tra) - Đó chính là mở hướng lập nghiệp, tạo nghề chuyên nghiệp, người chuyên nghiệp. Đó là con đường đúng cho đại đa số thanh, thiếu niên, trụ cột, nền móng của tương lai đất nước…

Ảnh minh họa: https://vneconomy.vn/

Nó khó vì phải chuyển hoá nhận thức về con người mới, con người lao động, thị trường lao động. Có một thời đi xin việc phải có tấm bằng đại học, chí ít cũng phải cao đẳng... Và thế là con tôi, con anh đều đua vào trường chuyên lớp chọn, đua vào đại học, có khi trái sở trường nguyện vọng, khu vực, giàu nghèo… Mặc! Nông thôn, miền núi, tự nhiên, xã hội… đâu có cửa là tập trung vào. Tất cả dồn về thành phố, Thủ đô! Dẫn đến việc thừa thầy, thiếu thợ. Đâu cũng thấy sinh viên, và xong đại học xin việc. Các trường trung cấp, dạy nghề, gần như bỏ không…

Mặc dù có chủ trương, có định hướng, từ cấp cao, nhưng do không quyết liệt, không bài bản, thiếu kế hoạch dài hơi, không đồng bộ, thiếu thị trường lao động căn cơ, khoảng trống đó giờ ta đang tập trung khắc phục, khó mấy cũng phải làm vì không thể học đại học ra hành nghề xe ôm, hoặc bảo vệ tiến sĩ rồi ra đứng đường chờ việc!

Hiện nay nhiều trường học, nhiều địa phương đang quyết tâm rèn học sinh, sinh viên từ mẫu giáo… với nhiều tên gọi khác nhau trải nghiệm, thực tế, thực hành, kỹ năng sống… Có nơi, đưa học sinh ra tận sông biển, bắt ngao, bắt ốc… Học sinh mẫu giáo học lau nhà, cọ rửa toa lét… Cấp 2, cấp 3 ra cày bừa, cấy hái, cho tôm, cá, trâu, bò ăn uống.

Nhiều địa phương tập trung cho các trường dạy nghề, đảm bảo phần đông học sinh ra trường là có thể vào công trường, xí nghiệp, công xưởng đang “khát” thợ, có chuyên môn, chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, giáo dục hướng nghiệp không thể dàn trải mông lung mà phải theo nguyện vọng, theo thời cuộc, vùng miền… và theo độ tuổi là cần thiết nhất. “Từ hứng thú đến tài năng” là một khoa học và thực tiễn. Các nhà trường nên đón đầu và hướng tới nguyện vọng của học sinh, nhu cầu của xã hội, địa phương và quốc tế. Tránh xu hướng a dua, theo phong trào, đám đông, đóng góp nhiều, hô hào cao siêu để phụ huynh và học sinh gánh hết nhọc nhằn. Hiện đang có hiện tượng đồng phục “cao sang”, lớp học đủ hết, vượt xa thành phố… trong khi chất lượng thì đang có vấn đề.

Đã có nơi, có trường gây nên những “tai nạn” không đáng có vì việc thu tiền, vì việc trải nghiệm, đi thực tế, vì chủ quan là ẩu, làm liều... Tuyệt đối, ta cố gắng làm người hướng đạo, hướng dẫn học sinh mới là chủ thể của công tác giáo dục hướng nghiệp có như thế nhà trường mới tạo đà cho tài năng phát triển. Có thợ giỏi lành nghề cho tương lại xã hội, có bác học cho nhân loại… Đó là vinh quang muôn đời của người thầy, của ngành Giáo dục Việt Nam!

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm