Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 18/09/2012 - 08:45
(Thanh tra)- Ngày 17/9, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm quản lý nợ xấu trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp (DN) Nhà nước (DNNN) do Bộ Tài chính phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã cùng nhau chia sẻ những thông tin trong quá trình tái cấu trúc và xử lý nợ xấu của DNNN, đặc biệt là các kinh nghiệm từ Nhật Bản.
Ông Kotegawa Daisuke, chuyên gia đặc biệt của JICA trong lĩnh vực tái cấu trúc DNNN đã giới thiệu về kinh nghiệm thực tiễn của Nhật Bản trong việc giải quyết nợ xấu cũng nh ư hồi sinh nền kinh tế với sự tham gia và vai trò điều tiết của Chính phủ.
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, nền kinh tế của Việt Nam đã chịu tác động tiêu cực. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN gặp nhiều khó khăn, vì vậy nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng có chiều hướng gia tăng nhanh. Xuất phát từ thực trạng này, tình hình tài chính của các DN kinh doanh khó khăn trong nền kinh tế thì nhu cầu xử lý nợ xấu gắn với tái cơ cấu tài chính DN là bài toán trong giai đoạn hiện nay.
Ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) cho rằng, hiện nay, nhiệm vụ xây dựng cơ chế xử lý nợ xấu đối với Bộ Tài chính là tự xử lý, hoán đổi nợ, cơ cấu lại nợ cũng như mua bán nợ thông qua định chế trung gian.
Bên cạnh đó, vai trò của JICA với kinh nghiệm xử lý nợ xấu DN, tư vấn chính sách, cơ chế hỗ trợ nguồn lực đối với Việt Nam là rất quan trọng. Đồng thời, cần nâng cao năng lực của Cty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) đối với vai trò vị trí và Đề án Tái cơ cấu DATC để đưa ra các giải pháp triển khai thực hiện.
Theo ông Phạm Mạnh Thường, Phó Tổng Giám đốc DATC thì Cty đang gặp phải một số khó khăn để thực hiện nhiệm vụ mua để xử lý các khoản nợ và tài sản tồn đọng của các DN, thúc đẩy tái cơ cấu DN, cũng như là cấu nối giữa các tổ chức tín dụng và DN trong việc xử lý nợ xấu. Mặc dù nợ xấu ở mức cao nhưng các ngân hàng vẫn không chịu chuyển giao hoặc bán nợ xấu cho DATC .
Bên cạnh đó, do bị hạn chế trong việc tiếp cận để xử lý nợ xấu nên DATC sẽ không có đủ nhân lực cần thiết để thực hiện việc tái cơ cấu và không đủ nguồn lực tài chính để tái cơ cấu tài chính của DNNN vay nợ. Theo quy định hiện hành, tại thời điểm cổ phần hóa, các nhà đầu tư (NĐT) chiến lược mua cổ phần ở mức giá trúng đấu giá bình quân. Điều này không thể khuyến khích các NĐT chiến lược vì họ phải nỗ lực để nghiên cứu lập một kế hoạch khôi phục khả dĩ cho các DNNN. Đồng thời, để tích cực tham gia vào quá trình tái cơ cấu, NĐT chiến lược thường đòi hỏi được nắm lượng cổ phần lớn. Trong các quy định hiện hành, các NĐT nước ngoài không được phép mua hơn 30% cổ phần của các Cty Việt Nam chưa niêm yết và 49% cổ phần của các Cty niêm yết. Điều này sẽ làm cho các NĐT chiến lược tiềm năng né tránh tham gia vào tái cơ cấu các Cty vay nợ vì họ không thể chắc chắn có thể kiểm soát được việc tái cơ cấu hay không.
Thùy Dương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong ngày làm việc thứ 2, kỳ họp cuối năm 2024 của HĐND TP Đà Nẵng (ngày 12/12), các đại biểu đã thảo luận, chất vấn nhiều vấn đề nóng; trong đó có những bất cập trong quản lý đô thị.
N. Phê
10:24 13/12/2024(Thanh tra) - Những ngày cuối năm 2024, thông tin về hàng triệu người dùng SIM di động tại Việt Nam có nguy cơ bị khóa hoặc mất số khiến không ít người hoang mang lo lắng. Vậy trong trường hợp nào, SIM sẽ bị khóa, số bị thu hồi và người dùng cần làm những gì để tránh rơi vào các trường hợp này?
Hoàng Nam
09:11 13/12/2024Bùi Bình
00:00 13/12/2024Lê Phương
21:44 12/12/2024Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn
Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà