Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 06/01/2012 - 09:05
(Thanh tra)- Năm 2011, dù cơ quan chức năng đã ban hành nhiều văn bản quy định, hướng dẫn việc tổ chức lễ hội, song những yếu kém, bức xúc như: Hình thức tuyên truyền ở lễ hội còn đơn điệu, hiện tượng nâng ép giá; hành khất đeo bám khách, nạn cờ bạc... vẫn phổ biến. Để giải quyết những vướng mắc này, trong mùa lễ hội 2012, ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) sẽ khẩn trương hoàn thiện và ban hành quy chế tổ chức những hình thức lễ hội mới như Festival, Đại lễ cầu siêu, Quy chế quản lý tiền công đức giọt dầu tại các di tích và lễ hội. Ngoài ra, Thanh tra Bộ VH-TT&DL sẽ thanh tra tại 50 điểm lễ hội thuộc 50 di tích của 17 tỉnh, TP trên cả nước.
Lễ hội Đền Hùng
Thực chất quy hoạch lễ hội cũng chỉ là những nỗ lực mong muốn đưa lễ hội đi vào hoạt động một cách có khuôn khổ, còn để hiện thực hóa việc quy hoạch không hề đơn giản. Vì nếu để quy hoạch theo hướng hạn chế bớt lễ hội, ngay các nhà quản lý và nghiên cứu cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Với các lễ hội liên quan đến những hoạt động chính trị và văn hóa từ T.Ư đến khu vực, cấp tỉnh, cấp huyện như là festival, hay các lễ hội mang tính quảng bá du lịch… cần thiết phải có quy hoạch và xây dựng hệ thống tổ chức tốt hơn. Sự gia tăng không ngừng về số lượng và quy mô của các lễ hội trong thời gian gần đây cho thấy việc quản lý vô cùng khó khăn. Rút kinh nghiệm lễ hội phát ấn đền Trần năm 2011, bắt đầu từ năm nay, sẽ không phát ấn mà chỉ khai ấn vào đêm 14 tháng Giêng. Tuy nhiên, lễ khai ấn vẫn được tiến hành theo đúng nghi thức truyền thống. Đêm khai ấn sẽ không có sự tham dự của các quan chức Nhà nước như những năm trước, thay vào đó là lễ dâng hương trang trọng vào sáng 14 tháng Giêng. Bắt đầu từ sáng 15 tháng Giêng, phát ấn không hạn chế cho khách thập phương và sẽ kéo dài nhiều ngày đến hết tháng để tránh cảnh mua ấn phản cảm.
Việc đốt vàng mã tại những nơi thờ tự dù đã được quy định rõ trong một số văn bản pháp quy, song cho tới thời điểm này việc xử phạt lại hoàn toàn không thể thực hiện được. Lại có nhiều nhà đền, nhà phủ dự trữ cả kho đồ mã, lực lượng thanh tra biết nhưng vẫn phải bó tay, bởi theo quy định chỉ có bắt quả tang đốt thì mới có quyền phạt…
Để giải quyết những tồn tại ấy, ông Trần Minh Chính, Phó Cục trưởng Cục Văn hoá Cơ sở (Bộ VH-TT&DL) nhấn mạnh: “Đây cũng là trăn trở của nhiều địa phương, vì thực tế hiện nay, việc quản lý lễ hội vẫn còn chồng chéo, chưa có sự phân cấp trách nhiệm rõ ràng giữa các cấp chính quyền… Đối với văn hoá, không nên sử dụng biện pháp hành chính đơn thuần để hành xử. Bên cạnh việc hoàn thiện các văn bản pháp luật, nâng cao trình độ quản lý cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giải thích cho nhân dân hiểu rõ ý nghĩa của lễ hội”.
Năm nào cũng vậy, từ đầu năm đến cuối năm vẫn có không ít lễ hội được tổ chức với kinh phí hàng chục, thậm chí vài trăm tỉ đồng. Cái lý của nhà tổ chức lễ hội là phải tổ chức hoành tráng để quảng bá thương hiệu, thu hút khách nhưng thực chất có mấy lễ hội thu hút được khách du lịch? Đó là chưa kể hàng loạt địa phương đua nhau tổ chức các festival hàng năm rất tốn kém. Khi xin phép, đề án ghi kinh phí chủ yếu là nguồn xã hội hóa. Khi đề án đã được duyệt, kế hoạch đã lên, không vận động được kinh phí từ các nguồn xã hội hóa thì giải pháp bổ sung là dùng ngân sách để thực hiện. Lĩnh vực này vô tình trở thành “mảnh đất màu mỡ” để nhiều cá nhân và đơn vị trục lợi.
Không phủ nhận ý nghĩa tích cực của lễ hội trong việc làm phong phú đời sống tinh thần của cộng đồng và góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, nhưng tính thương mại đang lấn át lễ hội một cách nghiêm trọng, chưa kể lạm dụng tâm linh để kiếm tiền. Nhiều sáng kiến cho rằng, nên có cuộc bầu chọn lễ hội hàng năm để khuyến khích trong sạch lễ hội. Để làm được điều này, ngành Du lịch Việt Nam phải phát động phong trào tổ chức lễ hội văn minh từ đầu năm và bình chọn những điểm đến du Xuân, cầu may đầu năm hấp dẫn, an toàn.
Ông Vương Duy Bảo, Cục phó Cục Văn hoá Cơ sở cho hay: “Hiện, Bộ VH-TT&DL đang cân nhắc nhiều ý kiến để tiến tới xây dựng mô hình điểm về tổ chức lễ hội nhằm rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức và quản lý. Việc xây dựng trang web về các lễ hội trong toàn quốc cũng đã có nền tảng từ năm 2008. Chúng tôi đã thống kê tình hình lễ hội trong cả nước để làm tư liệu xây dựng trang web. Bộ cũng giao cho Cục Văn hóa Cơ sở tiến hành quy hoạch lễ hội, giới thiệu lễ hội của địa phương để đưa lên trang web lễ hội của Bộ. Cuối cùng là, giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý sai phạm trong lĩnh vực tổ chức và quản lý lễ hội”.
Mai Châu
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.
Nam Dũng
14:11 15/12/2024(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh