Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 10/11/2012 - 12:56
Những ngày qua, người dân ở xã Đại Tân, huyện Đại Lộc, Quảng Nam đang rất bức xúc về tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do Nhà máy cồn Ethanol Đại Tân đóng trên địa bàn đã xả trực tiếp nước thải ra môi trường.
Quang cảnh nhà máy Ethanol Đại Tân. (Ảnh: Văn Sơn/TTXVN)
Theo ghi nhận của phóng viên, tại khu vực đường ống thoát nước ngay sát mép tường của Nhà máy cồn Ethanol Đại Tân, một lượng lớn nước thải đen ngòm, bốc mùi hôi thối trực tiếp được xả ra ngoài môi trường. Dòng nước bẩn này đi theo khe Cừa (hay còn gọi là khe Đá Chồng) chảy xuống Xuân Nam và đổ ra sông Thu Bồn - hệ thống sông lớn nhất tỉnh Quảng Nam. Trong khi đó, nhà máy đã ngừng hoạt động khoảng 10 ngày qua.
Đi cùng chúng tôi, ông Nguyễn Tấn Tài, Trưởng thôn Nam Phước, xã Đại Tân - đơn vị hành chính ở ngay cạnh nhà máy cũng quá đỗi ngạc nhiên khi nhà máy đã ngừng hoạt động mà vẫn xả chất bẩn ra ngoài môi trường. Theo ông Tài, mỗi khi nhà máy hoạt động mùi hôi thối, khó chịu ảnh hưởng đến hàng trăm hộ dân quanh nhà máy. Buổi tối người dân phải đóng hết cửa sổ để mùi hôi đỡ bay vào trong nhà. Còn khe Cừa hiện nay bị nhiễm bẩn trầm trọng, ai đó chẳng may lội xuống uống nước về sẽ bị ngứa, ghẻ lở; trâu bò trong vùng giờ cũng không uống nước ở đây được nữa. Đáng lo ngại nhất là lượng than bùn được đổ xung quanh nhà máy khi mưa lớn sẽ trôi hết xuống đập Hố Chình, ảnh hưởng đến việc tưới tiêu của trên 50ha ruộng hoa màu của người dân.
Không chỉ có vậy, hơn 1ha ruộng đất của người dân thôn Nam Phước hiện cũng đang bị ảnh hưởng ô nhiễm nặng từ việc chất bả thải bị xối, lấp do vỡ tường rào của nhà máy. Riêng hộ ông Nguyễn Ngọc Chín, thôn Nam Phước, xã Đại Tân, hơn 6 sào ruộng bị bồi lấp do chất thải từ nhà máy, ảnh hưởng đến vụ sản xuất sắp tới của gia đình.
Cũng theo ông Nguyễn Tấn Tài, với tình trạng mùi hôi thối và nước nhiễm bẩn như thế này, nếu công ty vẫn hoạt động thì về lâu dài chắc chắn sức khỏe của người dân sẽ bị ảnh hưởng. Mặc dù người dân đã có nhiều kiến nghị với chính quyền xã và các ngành chức năng thông qua các buổi tiếp xúc cử tri, nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng về vấn đề giải quyết ô nhiễm môi trường liên quan đến nhà máy cồn.
Trước khi đi thực tế, phóng viên đã liên hệ làm việc với lãnh đạo xã Đại Tân và được ông Nguyễn Hữu Vĩnh, Bí thư Đảng uỷ xã Đại Tân cho hay: Trước sự việc gần 50m tường rào của Nhà máy cồn Ethanol bị vỡ, kéo theo chất bã thải trôi ra ngoài, Đảng ủy xã Đại Tân đã chỉ đạo cho các lực lượng chức năng địa phương phối hợp với công ty Đồng Xanh xuống hiện trường xử lý vụ việc, đến nay cũng đã xong rồi. Về vấn đề ô nhiễm do Nhà máy cồn Ethanol gây ra, ông Nguyễn Hữu Vĩnh cũng xác nhận trước đây có hiện tượng này, nhưng trong vài tháng gần đây, nhà máy ngưng hoạt động nên địa phương cũng không nghe dân phản ánh gì. Còn việc nhà máy ngừng hoạt động mà thực tế vẫn xả bẩn ra ngoài, chính quyền địa phương vẫn hoàn toàn không hay biết.
Về phía ngành môi trường tỉnh Quảng Nam, bà Lê Thị Tuyết Hạnh, Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường cho biết, Nhà máy cồn Ethanol Đại Lộc là một trong những đơn vị thường xuyên được các ngành chức năng theo dõi, giám sát vấn đề ô nhiễm môi trường. Không chỉ có ngành môi trường tỉnh Quảng Nam, mà công ty này còn chịu sự kiểm tra, giám sát của Chi cục Bảo vệ môi trường khu vực miền Trung-Tây Nguyên.
Riêng tháng 5/2011, đoàn Thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với lực lượng môi trường tỉnh Quảng Nam đến kiểm tra vấn đề bảo vệ môi trường của Nhà máy cồn Ethanol Đại Lộc.
Tại thời điểm thanh tra, Đoàn Thanh tra đã nhận thấy công ty còn một số tồn tại đối với công tác bảo vệ môi trường như: đơn vị chưa có kho lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại, chất thải nguy hại bị lẫn với chất thải thông thường. Sau nhà máy làm mềm nước có các thùng đựng hoá chất đã qua sử dụng không được thu gom, chuyển giao để xử lý; Chưa có khu vực lưu trữ hợp lý đối với lượng tro xỉ sau hệ thống xử lý khí thải; Nước tại hệ thống xử lý khí thải lò hơi còn để rò rĩ ra khu vực xung quanh; Đường ra của hệ thống thoát nước mưa và nước làm mát chưa được bịt kín, một lượng lớn nước làm mát chưa qua xử lý được chuyển trực tiếp ra ngoài môi trường. Ngay sau đó, đoàn công tác cũng đã yêu cầu Công ty cổ phần Đồng Xanh - đơn vị chủ đầu tư Nhà máy Ethanol Đại Tân nhanh chóng khắc phục những tồn tại trên.
Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, do nhà máy thông báo ngừng hoạt động trong thời gian dài nên riêng trong năm nay Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Nam vẫn chưa thực hiện kiểm tra vấn đề ô nhiễm môi trường ở đây lần nào.
Bà Lê Thị Tuyết Hạnh cũng cho biết thêm, nhà máy cồn Ethanol Đại Lộc một trong số ít nhà máy trên địa bàn có hệ thống xử lý chất thải khá hiện đại, nguyên liệu sản xuất chủ yếu là sắn nên chất thải được xử lý theo phương pháp ủ men vi sinh. Tuy nhiên, nếu quá trình nhà máy ngừng hoạt động càng lâu thì có khả năng men vi sinh bị chết càng cao. Khi đó, để hệ thống xử lý chất thải hoạt động trở lại, thông thường phải cấy lại loại men vi sinh này. Nhưng chi phí rất tốn kém. Trong khi đó, từ khi hoạt động đến nay, hàng năm Nhà máy này thường chỉ hoạt động theo 2 đợt, mỗi đợt kéo dài từ 2-4 tháng.
Nhà máy cồn Ethanol Đại Tân của Công ty cổ phần Đồng Xanh là nhà máy sản xuất xăng sinh học đầu tiên ở Việt Nam được xây dựng, với mục tiêu mang lại lợi ích về môi trường, an ninh năng lượng và đặc biệt là góp phần nâng cao đời sống cho người nông dân. Sản xuất ra một sản phẩm thân thiện với môi trường là một việc làm hết sức cấp bách trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay. Song để thực hiện điều đó có cần phải đánh đổi với môi trường sống trong lành của người dân hay không, câu trả lời xin dành cho các ngành chức năng./.
Theo Hứa Chung (TTXVN)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình