Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Người dân "khát" bên công trình nước sạch

Thứ ba, 06/09/2011 - 13:10

(Thanh tra)- Huyện Đô Lương vốn được mệnh danh là sa mạc của miền Tây xứ Nghệ, bởi đất đai cằn cỗi và đặc biệt thường xuyên thiếu nước sạch cho sinh hoạt. Trước thực trạng đó, Nhà nước đã quan tâm hỗ trợ nhiều tỷ đồng để xây dựng 3 nhà máy nước tại 3 xã: Nhân Sơn, Mỹ Sơn, Bài Sơn, nhưng cả 3 nhà máy đều chỉ hoạt động được vài tháng rồi “đóng cửa”. Bởi vậy, mấy năm nay, người dân vẫn "khát", còn chính quyền địa phương thì… bất lực.

Nhà máy nước chỉ còn là một bãi hoang tàn đổ nát

3 nhà máy tiền tỷ "đắp chiếu"

Nhân Sơn, Mỹ Sơn và Bài Sơn là 3 xã vùng cao thiếu nước sạch trầm trọng nhất huyện Đô Lương (tỉnh Nghệ An). Về Nhân Sơn hỏi nhà máy nước sạch, chúng tôi được chỉ dẫn đi vòng qua một cánh đồng, sâu vào trong đường làng rồi tới chân quả đồi của xóm 1, nơi nhà máy nước chỉ còn là một bãi hoang tàn đổ nát. Bờ bao xung quanh nhà máy nhiều chỗ bị đập đổ vỡ vụn. Bộ lọc nước, ống dẫn nước, máy bơm, trạm điện, khóa nước, ống dẫn nước, dây dẫn điện vào nhà máy… đều không còn nguyên vẹn. Bể chứa nước bị ứ đọng lâu ngày chứa đầy lá cây, rác thải, gạch đá. Nhà máy trở thành điểm nô đùa của lũ trẻ chăn thả trâu bò.

Nhà máy nước tại xã Mỹ Sơn cách quốc lộ 15A khoảng 3km, nằm trên một quả đồi cao, xung quanh là rừng cây bạch đàn um tùm. Nhà máy được khởi công xây dựng từ tháng 6/2003 với tổng số vốn đầu tư hơn 1 tỷ đồng. Nước của nhà máy được lấy từ mũi khoan ở độ sâu hơn 50m đặt tại xóm 1, còn cỗ máy hoạt động được đặt tại xóm 2 xã Mỹ Sơn. Hiện toàn bộ cỗ máy, khóa, van điều tiết nước trong nhà máy do lâu ngày không được vận hành nên bị hoen gỉ gần hết.

Quy mô hoành tráng nhất có lẽ là nhà máy trên địa bàn xã Bài Sơn. được khởi công ngày 20/8/2004, hoàn thành ngày 31/12/2004, công suất 80m3/ngày với tổng kinh phí 1,4 tỷ đồng. Thế nhưng khi làm xong nhà máy chỉ hoạt động được 3 tháng rồi ngưng cho tới bây giờ. Sau hơn 6 năm, hiện nhà máy đang trong tình trạng hư hỏng nặng.

Theo thiết kế, sau khi 3 công trình nước sạch hoàn thành sẽ cung cấp nước sinh hoạt cho hàng nghìn hộ dân trên địa bàn và các cơ quan hành chính trong xã như: UBND, trạm y tế và trường mầm non, trường tiểu học, trường THCS. Còn thực tế nhiều năm nay, hàng nghìn nhân khẩu sống trên địa bàn vẫn phải chịu cảnh “khát bên công trình nước sạch”. Đặc biệt, đến mùa khô hạn, người dân thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Chủ yếu họ trông vào nguồn nước mưa cất được hoặc từ giếng khơi tự đào. Thậm chí, có vùng “khát” phải đi xa 4 - 5 cây số để đi xin nước. Cụ Nguyễn Thị Xuân, 84 tuổi, ở xóm 1 xã Nhân Sơn bức xúc: “Ở đây mùa khô khoan sâu tới 50m vẫn không có nước. Thấy họ làm nhà máy, bắt ống dẫn nước về tận nhà thì mọi người phấn khởi lắm. Tôi bảo con gái xuống TP Vinh mua cái đồng hồ nước về dùng nước máy, nhưng từ khi lắp đồng hồ tới nay, gia đình chưa ngày nào được sử dụng nước sạch từ nhà máy”.

Chính quyền bất lực?
   
Mang câu chuyện “nước sạch” lên gặp chính quyền 3 xã Nhân Sơn, Bài Sơn và Mỹ Sơn, chúng tôi nhận được nhiều câu trả lời khác nhau cho nguyên nhân của những nhà máy bị "đắp chiếu". Ông Võ Thanh Lục, Chủ tịch UBND xã Mỹ Sơn thừa nhận: “Do sự quản lý không tốt của địa phương nên đã xảy ra tình trạng thất thoát nước trong quá trình điều tiết. Đồng thời, do chi phí để đưa nước sạch về từng hộ dân quá cao, cộng thêm giá nước sạch tương đối cao so với thu nhập của người dân”.

Khác với lý giải của ông Lục, ông Nguyễn Đăng Chu, nguyên Chủ tịch UBND xã Nhân Sơn cho rằng: “Chất lượng nước của nhà máy đưa vào để sử dụng  khá tốt. Tuy nhiên, do diện tích đất quá rộng, dân lại sống thưa thớt nên thường xuyên xảy ra tình trạng thất thoát, buộc nhà máy phải ngừng hoạt động”. Còn lãnh đạo xã Bài Sơn lại cho rằng, nguyên nhân dẫn đến nhà máy không hoạt động là lỗi của… tự nhiên. “Nhà máy vận hành chưa được 3 tháng thì bị sét đánh hỏng hệ thống đường dây điện và bộ máy hút nước nên công trình đã phải ngừng hoạt động. Thêm nữa, còn do khi đơn vị thi công lắp đặt hệ thống ống dẫn bằng nhựa, thợ đã dùng đinh đóng vào ống và dán không bảo đảm nên nước bị rò rỉ ra ngoài”, ông Phạm Xuân Phúc, Trưởng ban Nông nghiệp xã Bài Sơn nói.

Khi chúng tôi đặt câu hỏi, thời gian các nhà máy ngừng hoạt động cho tới nay đã nhiều năm, tại sao chính quyền xã không có biện pháp tu sửa, Chủ tịch UBND xã Bài sơn Thái Đình Lợi cho hay: “UBND xã đã từng có tờ trình gửi lên trên đề nghị cấp vốn để tu sửa và đã 2 lần tu sửa nhưng không được. Sau đó Ban lãnh đạo xã đã nhiều lần họp để tìm cách giải quyết, tuy nhiên thiếu sự đồng nhất trong vấn đề kinh phí sửa chữa. Đồng thời, trong dân cũng có nhiều quan điểm khác nhau về quyết định có sửa hay không, không đi đến thống nhất, nên chúng tôi cũng khó giải quyết triệt để”.

Trước sự vào cuộc có phần thiếu quyết liệt của chính quyền địa phương, các công trình tiền tỷ không biết sẽ bị bỏ quên đến bao giờ? Còn  người dân nơi đây vẫn “khát”.


An Đông

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.

Nam Dũng

14:11 15/12/2024
Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm