Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nghiên cứu là cần thiết

Thứ ba, 13/11/2012 - 05:57

(Thanh tra)- Đó là lý do để tập trung, hoàn thiện và đầu tư mạnh mẽ, có chiều sâu, lâu dài, cấp tốc, nói là cho giáo dục, nhưng kỳ thực là để thúc đẩy xã hội tiến lên.

Tiến lên, vượt lên hàng đầu là ý nguyện của tập thể, của mọi thời đại. Vậy là, phải tập trung cho công nghiệp, hiện đại, mà trước hết phải nhanh chóng nhìn vào giáo dục. Giáo dục là quốc sách, là với muôn vàn ý nghĩa cao xa đó. Vừa học, vừa làm, vừa tích lũy, nhưng phải đầu tư lớn cho nghiên cứu, cho đào tạo các bước này có khi phải kéo dài hàng trăm năm... Và rất tốn kém. Nếu cứ bò ì à, ì ạch có khi mấy thế hệ chưa qua được bằng thạc sĩ… Thuở trước, nhiều thế hệ cha truyền con nối có lấy được bằng tú tài (chủ yếu là văn chương trích cú) đâu?

Nay, ta vận dụng thiên thời, địa lợi, nhân hòa, có kinh tế thị trường, có hội nhập đa phương để cho con cháu phát triển, giáo dục vượt lên tầm cao mới...

Cái khó bó cái khôn, nhưng trí tuệ, tâm hồn con người có khi chưa vượt được ngưỡng của tạo hóa! Khó là, ta còn nghèo mà vay tiền để đầu tư cho giáo dục là rất xót, vì xem ra tương lai, ảo vọng còn xa vời và mong manh. Khôn thì đã có, nhưng có khi chưa tường nên cứ cãi nhau hoài như thầy bói xem voi.

Báo chí tuyên truyền, định hướng cứng thì bị "phê", nói toạc móng heo thì ngại đụng chạm. Nhưng, rõ là, nhiều người trong chúng ta, kể cả có tài, có chức, có quyền chưa vượt được "ngưỡng" của thời đại nên cứ loay hoay theo các mệnh đề giáo dục đào tạo quá cũ, quá xưa với nhiều định kiến cứng nhắc... Dẫn đến có những việc, những vấn đề đơn giản đã được phóng to, quy chụp khiến người dạy, người đương phục vụ khó chịu, cả những người ngày đêm miệt mài nghiên cứu, học tập cũng nản lòng.

Động viên, nhắc nhở, vận động, thuyết phục đã khó, nói cho đến đầu đến đũa, làm lay động lòng người để tất cả đều thấy, đều hăng say học tập, rèn luyện, vươn lên không ngừng và có những đóng góp lớn lao cho đất nước, cho dân tộc mới là cực khó, mới là lâu dài, mới rất cần đến lão tướng, sư phụ ở từng lĩnh vực.

Đừng để người đời nay cho rằng, sao đào tạo nhiều tiến sĩ thế? Vì kế hoạch đề ra là, năm 2020, chúng ta có 20.000 tiến sĩ. Nhiều người nghĩ là làm được vì nước ngoài cho vay tiền, vì chỉ số IQ cao, vì ham học... Vậy là, rộ lên việc ngành ngành phấn đấu, người người thi đua… Nhưng rồi, do thiếu kiểm tra, giám sát chặt nên đã có rất nhiều tiến sĩ dỏm sinh ra do "thiếu tháng, thiếu điều kiện dinh dưỡng". Hậu quả là, nói, viết, đọc chưa sõi ngoại ngữ. Và, quan trọng hơn là, trình độ chuyên môn rất "i tờ"... Cỡ này mà trang bị cho trường đại học, viện nghiên cứu thì con tàu hiện đại hóa dễ bị chìm đắm, mất tích. Chưa nói nhiều nơi đang rục rịch "tiến sĩ hóa bộ máy lãnh đạo" nghe ra thật nhiêu khê, khó nghĩ. Một số người rất lo bị truy tìm trường dạy, nơi học và cả nơi… bán bằng vì rất dễ bị mất chức, mất quyền, mất uy tín, mà bản thân chưa muốn "tự xử" hoặc từ chức.

Một số nữa càng lo hơn vì nghe phong phanh, đã là cán bộ nghiên cứu, say mê khoa học, có bằng tiến sĩ hẳn hoi thì phải hướng dẫn giảng dạy, chí ít cũng phải điều về, hoặc tiến cử "đích danh" về viện nghiên cứu khoa học của ngành, hoặc của quốc gia để thi thố bài vở, công trình cùng thế giới. Có như vậy, các công trình khoa học Việt Nam được công bố mới không bị tụt hạng thê thảm và nhất là các công trình khoa học của các ngành bao nhiêu năm nay rồi vẫn cứ nằm im trong kho lưu trữ, phải được khởi động để tạo nên ích lợi cho dân chứ?

                       Hoàng Trí

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm