Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 10/02/2011 - 10:07
(Thanh tra)- So với năm 2001, số lượng trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) tại Hà Nội đã tăng gấp 2,5 lần. Mỗi năm các trường này cung cấp khoảng 16.000 - 18.000 nhân lực cho xã hội. 70 - 80% học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm. Điều đó chứng tỏ nhu cầu nguồn lao động trực tiếp là rất lớn, nhất là các ngành: Mầm non, xây dựng, y tế. Tuy nhiên, để nguồn nhân lực này có trình độ cao hiện vẫn là bài toán nan giải…
Học nhiều, chất lượng chưa cao
Nếu như năm 2001, Hà Nội chỉ có 19 trường TCCN thì đến năm 2010, cả TP đã có 43 trường. Đấy là chưa kể 50 trường đào tạo TCCN của các bộ, ngành đóng tại địa bàn. Ngoài ra, quy mô tuyển sinh TCCN cũng tăng ổn định, từ hơn 15.000 HS năm 2001 lên hơn 44.000 HS vào năm 2010.
Tuy nhiên, công tác đào tạo nhân lực ở các trường TCCN Hà Nội hiện còn nhiều hạn chế. Bên cạnh ít trường bước đầu xây dựng được cơ sở vật chất và chất lượng đào tạo đạt chuẩn, đa phần các trường, các phòng học, xưởng thực hành, trang thiết bị vẫn còn thiếu và lạc hậu. Trong khi đó, những năm qua, TP đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để nâng cấp bậc học này. Đơn cử, Trường Cao đẳng Thương mại - Du lịch đã được đầu tư 38 tỷ đồng; Trường Trung cấp Sư phạm mẫu giáo nhà trẻ 15 tỷ đồng; chương trình triển khai dự án trung cấp đa ngành Sóc Sơn với số vốn 157 tỷ đồng; 7 trường TCCN khác với hơn 20 tỷ đồng… Điều đáng nói, nguồn tài chính chi cho đào tạo lại chủ yếu từ thu học phí - một nguồn thu rất thấp so với yêu cầu (trung bình 2,5 triệu đồng/HS/năm).
Gần đây, một số ngành nghề mới đã xuất hiện như: Công nghệ thông tin, tài chính - ngân hàng, du lịch, y tế. Tuy nhiên, việc lựa chọn chương trình và phương thức đào tạo lại chưa xuất phát từ yêu cầu của thị trường nhân lực mà mới chỉ dựa vào điều kiện sẵn có của thị trường và nhu cầu người học. Điều đó gây ra sự bất hợp lý trong cơ cấu ngành nghề đào tạo. Chẳng hạn, lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, ít trường quan tâm đào tạo cũng như nhu cầu học quá thấp mặc dù tỷ lệ lao động có việc làm trong lĩnh vực này lại tương đối cao. Mặt khác, nhiều trường mới chỉ chú ý đến khâu tuyển dụng mà chưa quan tâm đến những yêu cầu mà các nhà tuyển dụng cần. Vì thế, tình trạng các doanh nghiệp sau khi tuyển dụng phải đào tạo lại vẫn còn phổ biến.
Tìm kiếm mô hình…
Để rút ngắn khoảng cách giữa chất lượng đào tạo so với yêu cầu sử dụng lao động của nhà tuyển dụng, mô hình TCCN chất lượng cao đã được các nhà quản lý giáo dục đặt ra. Hiện, không ít trường TCCN như: Trường Trung cấp Bắc Thăng Long, Trường Trung cấp Kinh tế thương mại… đã và đang thực hiện thí điểm một số ngành chất lượng dựa vào sự kết hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp. Theo đó, trường sẽ đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Song, các khóa đào tạo này mới chỉ ngắn hạn vì còn phụ thuộc vào kinh phí của đối tác. Bên cạnh đó, theo lãnh đạo Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội, mô hình đào tạo song hành cũng nên coi là xu thế hiện đại trong đào tạo nghề nghiệp hiện nay. Ngoài giờ học trên lớp, HS vẫn có thể học việc tại doanh nghiệp và được trả tiền công theo sản phẩm làm ra.
Hướng tới năm 2015, Hà Nội xây dựng ít nhất 5 trường trọng điểm, 30% số ngành, 20% số HS hệ TCCN được đào tạo theo chuẩn chất lượng cao. Do đó trong giai đoạn năm 2010 - 2020, giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội sẽ tập trung phát triển đồng bộ, hợp lý về mạng lưới trường, số lượng, cơ cấu ngành nghề đào tạo để đáp ứng yêu cầu của xã hội và nhu cầu người học. Ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nhấn mạnh: “Để phát triển giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn, các đơn vị cần xây dựng chương trình đào tạo linh hoạt vừa đáp ứng hiện tại vừa chuẩn bị cho tương lai. Đồng thời, phải phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các doanh nghiệp để đào tạo đạt chất lượng cao...”.
Thanh Phương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm khơi dậy tinh thần thi đua yêu nước, tạo không khí thi đua sôi nổi, động viên, khích lệ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước ra sức phấn đấu, cống hiến, thiết thực chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước. Ngày 13/12, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát động thi đua năm 2025.
Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Thủ đô năm 2023, với sự tham gia của gần 3.000 người cao tuổi đến từ khắp các quận, huyện Hà Nội. Chương trình do Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi Hà Nội tổ chức, với sự đồng hành của Vinamilk và nhãn hàng sữa Sure Prevent Gold. Đây là sân chơi giúp người cao tuổi rèn luyện sức khỏe, khuyến khích phong trào tập luyện thể dục - thể thao trong cộng đồng.
Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024Chính Bình
11:00 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Chính Bình
Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng