Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 25/07/2011 - 11:06
(Thanh tra) - Hai từ “Minh bạch” tự thân nó thể hiện chỉ số tín nhiệm của mỗi tổ chức, từng cá nhân trong thực thi nhiệm vụ. “Minh bạch” cũng tự thân nó tạo ra một so sánh trong đánh giá ý thức đạo đức, tinh thần trách nhiệm, hiệu quả công việc… của người thừa hành.
Ba năm qua, từ 2008 - 2010, Bộ Công thương đã tổ chức kiểm tra tại nhiều đơn vị để thực hiện các quy định của ngành nhưng chưa phát hiện để kiến nghị xử lý trường hợp nào vi phạm pháp luật.
Thông tin này, mới đầu nghe qua thấy an lòng đôi chút. Thêm một chút mừng, giảm một ít lo cho công cuộc phòng, chống tham nhũng và lãng phí.
Thế nhưng, cái mừng chưa kịp đến, cái lo chưa kịp vơi, thì… Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt yếu kém, hạn chế, đồng thời kiến nghị Bộ này tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thông tin cho hay, chỉ 32/108 đơn vị thuộc Bộ lập được kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác để phòng ngừa tham nhũng, một số tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp Bộ này quản lý có tình trạng trì trệ trong việc báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng; các báo cáo đã có thì còn thiếu, sơ sài.
Thậm chí, đến nay vẫn còn gần 20.000 trường hợp ở các tập đoàn, tổng công ty thuộc Bộ chưa có tổng hợp và báo cáo kê khai tài sản thu nhập… (?)
Hoá ra, ba năm qua người ta chưa phát hiện, để kiến nghị xử lý trường hợp nào vi phạm pháp luật, là vì chưa làm tốt cuộc đấu tranh này.
Chống tham nhũng là nhiệm vụ sống còn của đất nước. Hơn bao giờ hết, mỗi đảng viên, mỗi cán bộ, mỗi chi bộ, mỗi đơn vị phải tự giác hành động, phải kiên quyết và nghiêm túc thực hiện phòng, chống tham nhũng và lãng phí ngay từ bản thân mình, cơ quan, đơn vị mình.
Một nhân tố có ý nghĩa quyết định trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, đó là cán bộ lãnh đạo và người đứng đầu thực sự gương mẫu và chịu trách nhiệm chính, chịu trách nhiệm cao nhất về kết quả đấu tranh ở cơ quan mình, đơn vị mình, địa phương mình, ngành mình.
Xuyên suốt trong những lần tiếp xúc dân, qua nhiều đợt vận động trong kỳ Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp vừa qua, công tác phòng, chống tham nhũng cũng được cử tri nhắc đến như một đòi hỏi trách nhiệm hàng đầu đến các đại biểu dân cử. Sự hưởng ứng, lòng quyết tâm của toàn xã hội đang như là một lực cộng hưởng cho cuộc tiến công vào lĩnh vực này.
Cho dù, chống tham nhũng, lãng phí là vấn đề cực kỳ khó khăn phức tạp, vấn đề có ý nghĩa sống còn của chế độ, nhưng một khi toàn xã hội, cả thể chế chính trị đã nhất mực đồng lòng, thì ai cũng tin là ngày mai sẽ thắng lợi. Đó là một khẳng định chắc chắn, trừ phi chúng ta ngăn chặn ngay được điều đáng sợ là ta chỉ hô hào mà không hành động.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từng nhắc: “… Ai không làm được, làm không có hiệu quả để tình trạng tham nhũng lãng phí xảy ra nghiêm trọng hoặc kéo dài không xử lý được hoặc không ngăn chặn được thì phải bị xử lý, bị thay thế...”.
Chuyện ở Bộ Công thương là vậy. Ở nhiều nơi khác thì sao?
Tấn Lộc
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.
Nam Dũng
14:11 15/12/2024(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh