Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 14/06/2011 - 10:26
(Thanh tra)- Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay có khoảng 30% dân số đô thị là người nhập cư. Quá trình di dân cũng là nguyên nhân góp phần làm gia tăng các dịch bệnh truyền nhiễm như sốt rét, tiêu chảy, sốt xuất huyết… Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, cho đến nay, chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về lĩnh vực sức khoẻ người di cư.
90% lao động nhập cư không có BHXH
TS Jaime Calderon, Văn phòng Tổ chức Di cư quốc tế khu vực Đông Nam Á nhận xét: Người di cư là những người có đóng góp lớn cho sự phát triển ở các nước xuất và tiếp nhận di cư. Tuy nhiên, họ cũng là những người rất ít sử dụng các dịch vụ, kể cả dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Theo Bộ Y tế, thực trạng dễ thấy hiện nay là, việc bảo đảm sức khỏe cho những người nhập cư gặp khó khăn hơn so với người không di cư vì những đặc thù của đối tượng này. Khó khăn trước hết là sự di chuyển nhiều, hay việc thiếu những chương trình phù hợp để nâng cao kiến thức, nhận biết, giảm thiểu các rủi ro về sức khỏe cho người di cư, cũng như tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam để đối diện với vấn đề mới này một cách chủ động hơn.
Đối với nhóm di cư trong nước, một thực tế đã được nhắc đến từ khá lâu: Nhiều doanh nghiệp (DN), người sử dụng lao động không quan tâm đúng mức đến việc nâng cao sức khỏe, điều kiện sống cho người lao động (NLĐ) là các đối tượng nhập cư. Ở Hà Nội, chỉ có khoảng 11% người nhập cư có hợp đồng lao động, trong khi con số này là 90% đối với đối tượng dân cư bản địa. Thống kê mới đây của Bộ Y tế cho thấy, chỉ có 30% trong nhóm DN tư nhân có bảo hiểm y tế (BHYT) cho NLĐ. Còn theo thống kê năm 2007, 90% người nhập cư nội địa không có bảo hiểm xã hội (BHXH), nhiều đối tượng nhập cư làm việc tới 14 - 15 tiếng/ngày, 7 ngày/tuần và sống trong môi trường không bảo đảm vệ sinh vì thu nhập quá thấp.
Ở nhóm xuất khẩu lao động, khảo sát ban đầu cũng cho thấy: Sức khỏe của NLĐ nước ngoài không được quan tâm đúng mức. Ngoài ra, rào cản về về ngôn ngữ và văn hóa… cũng là những khó khăn cho lao động Việt Nam khi làm việc ở nước ngoài. Việt Nam đã ký hợp đồng nguyên tắc với trên 40 nước, nhưng chỉ một số nhỏ là có hiệp định song phương với thời hạn lâu dài (5 - 10 năm) có thực hiện BHYT cho lao động Việt Nam. Phần lớn các hợp đồng xuất khẩu lao động vẫn được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa Cty nước ngoài và Cty cung ứng lao động Việt Nam.
Cần chính sách toàn diện
Đề cập đến những khó khăn trong công tác y tế dự phòng và sức khỏe di dân, TS Trần Thanh Dương, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nhận xét: Cuộc sống của người dân di cư chưa ổn định và chưa được chăm sóc đầy đủ so với người dân địa phương, với nguy cơ phơi nhiễm một số bệnh (trong đó có bệnh truyền nhiễm) cao. Tuy nhiên, từ trước đến nay có rất ít nghiên cứu đầy đủ về tình hình sức khỏe liên quan đến di cư. Trong xu hướng di dân đang gia tăng hiện nay, đây là vấn đề cần thực sự quan tâm.
TS Nguyễn Huy Quang, Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Y tế cho rằng, tại Việt Nam, các chính sách, pháp luật liên quan đến quyền được chăm sóc y tế và bảo vệ sức khỏe của người di cư đã quy định và tạo mọi điều kiện cho người di cư cơ hội được thụ hưởng các quyền cơ bản của công dân về chăm sóc sức khỏe y tế và bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn có những quy định bất cập, thiếu tính khả thi có thể gây thiệt thòi đến quyền lợi của người di cư do đặc điểm về kinh tế, văn hóa - xã hội của họ.
Một nghiên cứu ở TP Hồ Chí Minh năm 2005 cho thấy, vấn đề khó khăn nhất của người di cư là họ phải đi làm nhiều, nên các hoạt động khám, chữa bệnh và tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình hay phòng, chống HIV/AIDS thực hiện trong giờ hành chính là khó khăn. Một ví dụ khác, quy định trong Luật BHYT, người có thẻ BHYT phải đi khám đúng nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ, trừ trường hợp cấp cứu. Như vậy, nếu người di cư làm việc mùa vụ tại TP mà đăng ký tại nơi cư trú ở quê thì khó có thể tiếp cận dịch vụ khám, chữa bệnh khi ốm đau, bệnh tật.
Được biết, thời gian tới Bộ Y tế sẽ phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế tiến hành nghiên cứu về sức khoẻ người di cư để có cơ sở đề xuất xây dựng chính sách nhằm giảm bớt khoảng cách trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ giữa người di cư và người bản địa.
Phương Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.
Nam Dũng
14:11 15/12/2024(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh