Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Lá bùa hộ mệnh

Thứ ba, 17/12/2013 - 07:32

(Thanh tra)- Cuối năm, gần Tết, việc làm ăn buôn bán, việc họp hành tổng kết thật gấp rút, nhanh nhiều, liên tục, liên tục…

Nhưng, nhất nhất sản xuất kinh doanh là phải có giấy phép. Đó là điều kiện tối thiểu. Đó cũng là “bùa hộ mệnh” cho các cơ quan, đơn vị, cửa hàng. Sản xuất, buôn bán “chui”, lậu, là vi phạm pháp luật. Hàng hóa có thể bị tịch thu, niêm phong, cấm sản xuất, chủ hàng bị phạt, có thể bị khởi tố, tạm giam… Trong nền kinh tế nhiều thành phần, thị trường luôn biến động thì việc theo dõi, cập nhật, quản lý của cơ quan chức năng thật cấp thiết. Lơ là là xảy sự. Không nắm bắt kịp thời sẽ gặp họa lớn. Không xử lý nghiêm minh, nhanh gọn sẽ dồn nén, tích tụ, nhiều vụ việc sai phạm sẽ lây lan, chạy chọt, tạo điều kiện cho tiêu cực, tha hóa phát triển. Dẫn đến nội bộ mất đoàn kết, nghi kỵ lẫn nhau, tranh công, đổ lỗi…

Vụ việc ở Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức chưa qua, nay dư luận lại được một phen mất vía vì hơn 10.000 lít rượu độc hại đã được xuất bán, gây tai họa, chết nhiều người, do Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu 29 Hà Nội sản xuất. Tại Quảng Ninh, trong 1 ngày đã có 15 người nhập viện, 6 người chết vì uống phải loại rượu pha cồn công nghiệp (cấm sử dụng trong thực phẩm) do công ty này sản xuất. Đáng chú ý, công ty này hoạt động 4 năm trời, đã pha rượu bán không phép như thế nhiều năm, nhiều tháng, nhiều ngày. Vì lợi nhuận, họ bất chấp tất cả, kể cả tính mạng và sức khỏe người tiêu dúng. Có thể họ không am hiểu gì về y tế, thực phẩm, cách pha chế, độc tố, pháp luật… Có thể, các nhà báo, nhà quản lý thị trường, quản lý thành phố, quản lý Nhà nước, thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, công an, tòa án… mỗi dịp liên hoan đều được uống loại rượu “hảo hạng” này của Việt Nam, “nhất Hà Nội”. 

Thật đáng buồn! Trách gì ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, nén bực bội mà than thở với dư luận: Năm nào cũng kiểm tra tại cơ sở này!

Ông rà từ cụ thể đến tường tận, tìm hiểu xem cấp dưới thanh tra, kiểm tra xem xét, thấu đáo đến mức nào, tại sao không có giấy phép đến gần nửa năm mà rượu vẫn tung hoành khắp thị trường? Tại sao lại chỉ có Giấy phép của Trung tâm Y tế dự phòng mới qua mặt được cơ quan kiểm tra? Vậy đó có phải là “lá bùa” hay chỉ là sự làm phép? Thế “lô rượu” có độc tố xuất bán, gây chết nhiều người, trung tâm này có phải chịu trách nhiệm không?... Từ đó, ông chỉ rõ trách nhiệm nặng nề của các đoàn kiểm tra, thanh tra: “Nếu kiểm tra để họ biết trước, họ sẽ có chuẩn bị. Vì vậy, kiểm tra không ra. Như vậy cho thấy việc quản lý của chúng ta chưa chặt chẽ, khiến cho người ta có thể giả dối”. Ông cũng cho rằng hiệu quả kiểm tra mà sau đó mọi thứ y như cũ, “đâu lại vào đấy” là yếu kém, là cơ quan quản lý bị lừa, người tiêu dùng sẽ phải hứng chịu. 

Dư luận thì bức xúc trước sự thật rành rành: Mỗi năm, mấy đoàn vào kiểm tra một cơ sở sản xuất rượu mà không có một báo cáo nào đầy đủ về chất lượng, số lượng, ngày giờ sản xuất, giá bán, thuế khóa ra sao? Lạ nhất là ít phát hiện ra sai phạm. Làm rượu giả, rượu kém chất lượng, rượu độc mà vẫn được lưu hành? Nghĩa là, nhận phong bì bồi dưỡng, rồi đi, rồi coi như không biết, không liên quan? Thế giờ ai chịu trách nhiệm? Trưởng đoàn, hay đoàn viên? Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng hay Giám đốc Sở Y tế Hà Nội hay Đội Quản lý thị trường quận? Tít mù, trách nhiệm, tít mù kiểu quản lý ba cha bảy mẹ; nhưng với người chết, với người bệnh tật do uống rượu độc thì pháp luật phải công bằng, phải xét hỏi rõ tội những kẻ đã gây ra!

Thật không có nỗi nhục nào bằng việc các cơ quan thanh tra, kiểm tra tin vào một tờ Giấy chứng nhận của Trung tâm Y tế dự phòng trong khi Biên bản của Đội Quản lý thị trường lập (tận năm 2009) để phạt do sản xuất rượu lậu chỉ có… 3 không: Không có giấy phép sản xuất rượu, không có thông báo địa điểm kinh doanh và nhân viên vận hành, sản xuất không có giấy chứng nhận. Còn bây giờ, có lẽ khi chết nhiều người, cùng một lúc, thì các cơ quan chức năng, gọi là quản lý cho oai mới tá hỏa vì công ty cổ phần này chỉ có duy nhất một lá bùa hộ mệnh, do Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cấp. Bởi thế có dư luận cho rằng, khi cơ quan quản lý, thanh tra, kiểm tra đến thì giám đốc chỉ báo cáo bằng… phong bì!


Hoàng Trí

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm