Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 25/10/2011 - 09:08
(Thanh tra)- Đi cùng với sự phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, thì vấn đề ô nhiễm tại các làng nghề đang rất nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các làng nghề vừa được công bố đã cho thấy rất rõ nguy cơ này.
Theo thống kê, Việt Nam có 3.597 làng nghề, trong đó có 1.316 làng nghề được công nhận và 2.281 làng có nghề. Việc phát triển kinh tế làng nghề đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, giảm đói nghèo, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam. Kết quả thống kê tại một số làng có nghề cho thấy, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đạt 60 - 80%; nông nghiệp chiếm khoảng 20 - 40%.
Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn đang đặt ra đối với không ít làng nghề là vấn đề ô nhiễm môi trường. Các kết quả quan trắc cho thấy, mức độ ô nhiễm của nhiều làng nghề không giảm mà còn có xu hướng gia tăng. Ô nhiễm bụi tại các làng nghề gốm, sứ, vật liệu xây dựng, khai thác đá, đồ gỗ mỹ nghệ và các làng nghề tái chế với đặc trưng nổi bật là phát sinh một lượng lớn bụi chứa kim loại nặng và bụi vật liệu độc hại. Ô nhiễm chất hữu cơ tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ; ô nhiễm chất vô cơ tại các làng nghề dệt nhuộm, tái chế giấy, nhựa tạo ra nước thải có hàm lượng cặn lớn; làng nghề tái chế kim loại có hàm lượng kim loại nặng độc hại vượt tiêu chuẩn cho phép hàng chục lần. Hầu hết chất thải tại các làng nghề vẫn chưa được thu gom xử lý mà xả ra môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng không khí và các nguồn nước mặt, nước dưới đất tại các địa phương.
Thời gian gần đây, ở nhiều làng nghề, tỷ lệ người mắc bệnh, nhất là nhóm người trong độ tuổi lao động đang có xu hướng tăng cao. Ở một số làng nghề có mức độ ô nhiễm cao thì tuổi thọ trung bình của người dân giảm, thấp hơn đến 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc và thấp hơn từ 5 - 10 năm so với làng không làm nghề. Vấn đề ô nhiễm ở nhiều làng nghề tồn tại từ lâu nhưng chưa có biện pháp khắc phục và giải quyết hiệu quả, dẫn đến ngày càng trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động, của cộng đồng dân cư.
Cũng bởi năng lực cán bộ, nguồn lực hạn chế, nên hầu hết các địa phương còn chậm trong việc quán triệt và triển khai các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tới chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã và đặc biệt là các hộ, cơ sở sản xuất tại làng nghề… Mặc dù việc thực hiện các chính sách cũng đã đạt được một số kết quả nhất định trong công tác bảo vệ môi trường, tuy nhiên cần thẳng thắn thừa nhận chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường chưa được thực hiện nghiêm túc, đặc biệt là các chính sách liên quan đến đầu tư bảo vệ môi trường, phân bổ nguồn chi sự nghiệp môi trường...
Đối với các làng nghề, kinh phí từ Trung ương hoặc địa phương dành chi trực tiếp cho hoạt động bảo vệ môi trường rất hạn chế. Việc đầu tư và sử dụng các nguồn kinh phí cho hoạt động xử lý chất thải và bảo vệ môi trường làng nghề còn dàn trải, thiếu đồng bộ và kém hiệu quả. Một số mô hình thử nghiệm về xử lý chất thải, quản lý môi trường, huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường đã được triển khai và một số mô hình đạt kết quả tốt, nhưng việc duy trì tính bền vững và nhân rộng mô hình lại rất khó khăn. Hiện nay, Quỹ Bảo vệ môi trường quốc gia đã triển khai cho vay với lãi suất ưu đãi đối với một số dự án về xử lý chất thải làng nghề, nghiên cứu và triển khai các công nghệ thân thiện môi trường, tuy nhiên, do nguồn vốn rất hạn hẹp, nên sự hỗ trợ và đầu tư của Quỹ cho công tác bảo vệ môi trường làng nghề cũng rất hạn chế.
Cho đến nay, chưa có một làng nghề nào (kể cả đã được công nhận và chưa được công nhận) có cán bộ chuyên trách về quản lý môi trường. Có thể nói, lực lượng cán bộ thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng đã dẫn đến hiệu quả và kết quả triển khai công tác bảo vệ môi trường ở địa phương, đặc biệt là tại các làng nghề hiện còn rất nhiều hạn chế.
Mai Châu
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.
Nam Dũng
14:11 15/12/2024(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà